Địa lý kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ - Số 5/2020 (Trang 36)

50702. Địa lý kinh tế và văn hoá

72845.2020 Quan hệ kinh tế qua biên giới giữa Quảng Tây Trung Quốc và Bắc Bộ Việt Nam

thập niên thứ hai thế kỷ XXI/ TS.

Nguyễn Xuân Cường, TS. Đặng Thị Thúy Hà; ThS. Trần Thu Minh; TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Hà Hồng Vân, ThS. Nguyễn Quốc Trường, ThS. Phí Hồng Minh, TS. Lê Kim Sa, CN. Ngô Xuân Lãng, TS. Phạm Bích Ngọc - Hà Nội -

Viện Nghiên cứu Trung Quốc, 2019 - 11/2016 - 05/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá thực trạng quan hệ kinh tế qua biên giới Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt là hợp tác hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, các khu hợp tác kinh tế qua biên giới, quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Quốc và đầu tư Trung Quốc ở Bắc Bộ Việt Nam. Phân tích các nhân tố mới tác động tới quan hệ kinh tế qua biên giới Quảng Tây Trung Quốc và Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt là sự điều chỉnh phương thức phát triển kinh tế và tác động tới Việt Nam, tác động của chiến lược "Vành đai, con đường". Nhận định triển vọng kết nối chiến lược giữa hai nước. Bài học kinh nghiệm phát triển và đề xuất hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 15366

73304.2020 Phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Tây Nguyên: Nghiên cứu trường hợp

tỉnh Lâm Đồng/ TS. Phạm Thị

Trầm, ThS. Bùi Thị Cẩm Tú; CN. Hà Huy Ngọc; ThS. Lê Hồng Ngọc; ThS. Nguyễn Thị Huyền Thu; ThS. Mai Hải Linh; CN. Nguyễn Thu Hoài - Hà Nội - Viện Địa lí nhân văn, 2019 - 01/2017 - 12/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến ngành nông nghiệp. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu đặt ra hai trong bốn mục tiêu cụ thể là: Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an

36 ninh nguồn nước, xóa đói giả nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Nền kinh tế các bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững. Nhiệm vụ chiến lược đặt ra đối với ngành nông nghiệp là thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển sử dụng khí sinh học làm nhiên liệu, hạn chế và loại bỏ dần các máy nông nghiệp lạc hậu tiêu thụ nhiều năng lượng.

Số hồ sơ lưu: 15893

50703. Nghiên cứu quy hoạch, phát triển đô thị phát triển đô thị

73000.2020 Nghiên cứu, đề xuất chính sách hợp tác công tư trong xây dựng đô thị thông minh

ở Việt Nam/ TS. Nguyễn Bình

Minh, TS. Đặng Thị Việt Đức; TS. Trần Quang Huy; TS.Trần Quý Nam; ThS. Phạm Vũ Hà Thanh; ThS. Đàm Diệu Huyền - Hà Nội - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, 2018 - 04/2018 - 11/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Nghiên cứu mô hình lý thuyết, thực tiễn và xác định các thành phần (stakeholders) liên quan đến đầu tư theo hình thức PPP cho đô thị thông minh. Nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư PPP cho xây dựng đô thi thông minh trên thế giới và đánh giá thực trạng môi trường về đầu tư theo hình thức PPP ở Việt Nam (bao gồm cả liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông). Xây dựng phương

pháp luận, xác định lợi ích các bên liên quan và biện pháp cân bằng lợi ích khi áp dụng đầu tư theo hình thức PPP cho xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Đề xuất chính sách hợp tác công tư trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam.

Số hồ sơ lưu: 15563

73014.2020 Nghiên cứu các mức độ sẵn sàng của các đô thị trong triển khai đô thị thông minh

(ĐTTM) ở Việt Nam/ ThS. Đỗ Tiến

Thăng, ThS. Nguyễn Tuấn Linh; ThS. Nguyễn Hồng Mai; ThS. Hoàng Mai Anh; ThS. Kiều Ngọc Công - Hà Nội - Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, 2018 - 04/2018 - 11/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Đánh giá mức độ sẵn sàng của đô thị trong triển khai đô thị thông minh là khả năng của đô thị hoặc địa phương được chuẩn bị triển khai xây dựng, áp dụng công nghệ xây dựng đô thị thông minh, khả năng tham gia của cộng đồng. Qua đó xây dựng công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai đô thị thông minh. Thông qua hệ thống chỉ số đưa ra yếu tố khả năng sử dụng và khai thác đô thị thông minh. Hệ thống chỉ số là công cụ cho biết xu thế, cơ hội và cả sự tụt hậu, qua đó đưa ra mối tương quan giữa các địa phương khi triển khai đô thị thông minh. Nghiên cứu, đánh giá mức độ sẵn sàng phát triển đô thị thông minh là sở cứ đánh giá hiện trạng, xây dựng các giải pháp hiệu quả để thực thi triển khai phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam. Hệ thống chỉ số còn được sử dụng đánh giá hiện trạng mức độ phát triển của đô thị thông minh của các

37 tỉnh, thành phố ở Việt Nam qua đó thể hiện kết quả triển khai các chương trình, kế hoạch triển khai đô thị thông minh của các địa phương, giúp các địa phương và các cơ quan liên quan có giải pháp thúc đẩy triển khai xây dựng đô thị thông minh có hiệu quả. Sự hình thành chỉ số đánh giá mức độ triển khai đô thị thông minh sẽ giúp nhận thức các địa phương sử dụng, khai thác đô thị thông minh và tác động đến xây dựng đô thị thông minh.

Số hồ sơ lưu: 15560

508. Thông tin đại chúng và truyền thông truyền thông

50801. Báo chí

73032.2020 Nghiên cứu phương thức hậu kiểm thông tin báo chí phục vụ cho cơ quan quản

lý báo chí/ ThS. Trịnh Hồng Hải,

ThS. Đỗ Minh Quân; ThS. Bùi Thị Huyền; CN. Lương Thị Hằng; ThS. Phạm Thị Lâm; ThS. Nguyễn Thị Nhàn; CN. Nguyễn Lan Phương - Hà Nội - Tạp chí Thông tin và Truyền thông, 2018 - 05/2018 - 11/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý hậu kiểm báo in và báo điện tử. Thống kê và phân tích thực trạng những sai sót trong quy trình sản xuất, kiểm duyệt thông tin khi đăng tải trên báo điện tử để từ đó đề xuất một số giải pháp khuyến nghị giúp cơ quan quản lý nhà nước hậu kiểm thông tin trong quản lý báo điện tử và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ đội ngũ quản lý nhà nước và tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo chí. Nâng cao, trách nhiệm đội ngũ lãnh đạo cơ quan, người làm báo và nâng cao năng lực kỹ thuật để xử lý, cảnh báo thông tin sai phạm.

Số hồ sơ lưu: 15557

50802. Thông tin học

67819.2020 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của Bộ, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội giai đoạn

2016-2020/ ThS. Trần Tuấn Cường,

CN. Nguyễn Thị Nhung; TS. Bùi Thái Quyên, ThS. Nguyễn Thị Yến, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, CN. Hà Đức Chức, CN. Phạm Giang Oanh - Hà Nội - Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2019 - 01/2017 - 12/2017. (Đề tài cấp Bộ)

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý về công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối ngoại của bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tổng quan kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại. Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của bộ Lao động Thương binh và Xã hội từ năm 2008 đến nay, đặc biệt là việc tổ chức phối hợp thực hiện công tác thông tin đối ngoại của các đơn vị trong bộ. Phân tích, đánh giá về hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đề xuất giải pháp, kiến

38 nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.

Số hồ sơ lưu: 15503

72598.2020 Đánh giá một số tổ chức nghiên cứu lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ở

Việt Nam/ ThS. Phạm Quỳnh Anh,

ThS. Nguyễn Thị Hà; TS. Phạm Xuân Thảo; ThS. Đỗ Thị Thùy Dương; ThS. Nguyễn Ngọc Chiến; ThS. Nguyễn Bảo Ngọc - Hà Nội - Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ, 2018 - 01/2018 - 12/2018. (Đề tài cấp Bộ)

Tổng quan hiện trạng hoạt động của các tổ chức nghiên cứu công lập lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông và lựa chọn một số tổ chức làm đại diện để đánh giá; Phát hiện những vấn đề và đưa ra khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức nghiên cứu lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông nhằm đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông trong việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiệu quả, hiệu suất hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức được đánh giá thông qua 09 nhóm tiêu chí như định hướng phát triển và kế hoạch hoạt động; nguồn nhân lực; nguồn tài chính; trang thiết bị và cơ sở vật chất; kết quả khoa học và công nghệ; đào tạo và tập huấn; hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ; kết quả hợp tác trong nước và quốc tế.

Số hồ sơ lưu: 15935

73476.2020 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế đảm bảo nguồn tin khoa học và công nghệ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ/ CN. Nguyễn Thị Thanh

Mai, ThS. Trần Thị Kiên; ThS. Võ Thị Thu Hà; ThS. Trần Thị Hải Yến; ThS. Vũ Thùy Trang; KS. Ngô Xuân Trường; CN. Tống Trần Lê Thành; CN. Nguyễn Thị Thu Thủy - Hà Nội - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2018 - 11/2016 - 12/2017. (Đề tài cấp Bộ)

Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng dự thảo quy định về cơ chế đảm bảo nguồn tin khoa học và công nghệ (KH&CN) cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT). Đánh giá hiện trạng cơ chế đảm bảo nguồn tin KH&CN phục vụ NC&PT tại Việt Nam. Xác định ngưỡng an toàn thông tin KH&CN quốc gia phục vụ NC&PT. Xây dựng dự thảo quy định về cơ chế đảm bảo nguồn tin KH&CN phục vụ NC&PT.

Số hồ sơ lưu: 15662

74950.2020 Thiết lập, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp và công cụ khai thác phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa./ TS. Tạ Quang Minh, CN. Nguyễn Thị Hương Xiêm; ThS. Vũ Thị Hân; ThS. Bùi Tiến Quyết; CN. Lê Quang Dũng; CN. Tào Văn Trung; KS. Đặng Thái Hùng; KS. Nguyễn Minh Dương; KS. Nguyễn Quang Hưng; KS. Nguyễn Đình Trường; ThS. Nguyễn Việt Đức; KS. Lê Xuân Phương; ThS. Nguyễn Hải

39 Sơn; ThS. Lê Quang Hàm; ThS. Trương Thị Minh Ngọc - Hà Nội - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, 2019 - 02/2017 - 07/2019. (Đề tài cấp Quốc gia)

Tổng quan về thông tin sở hữu công nghệ và thực trạng cung cấp thông tin sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp. Đồng bộ, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu và các công cụ khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp. Giới thiệu, quản bá, xin ý kiến góp ý để hoàn thiện cơ sở dữ liệu và các công cụ khai thác cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp.

Số hồ sơ lưu: 16653

74962.2020 Nghiên cứu phát triển các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế trong lĩnh vực cơ

khí chế tạo/ TS. Phạm Ngọc HIếu,

ThS. Nguyễn Công Đức; TS. Nguyễn Trọng Hiếu; TS. Nguyễn Hữu Xuyên; ThS. Phạm Thanh Tùng; CN. Hà Thị Hoài Thương; KS. Nguyễn Cao Minh; TS. Nguyễn Anh Dũng; TS. Nguyễn Trường Phi; TS. Nguyễn Hữu Phát; KS. Lê Duy Thọ; TS. Nguyễn Ngọc Kiên; ThS. Nguyễn Minh Quân; ThS. Nguyễn Thanh Tú; TS. Trần Thanh Tùng - Hà Nội - Viện Nghiên cứu sáng chế và khai thác công nghệ, 2019 - 12/2016 - 06/2019. (Đề tài cấp Quốc gia)

Nghiên cứu tổng quan và lựa chọn giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế. Ứng dụng các thuật toán và phát triển công cụ tìm kiếm và cập nhật dữ liệu từ nhiều nguồn trong và ngoài nước như WIPO,

USPTO, EPO, JPO, NOIP trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Xây dựng công cụ quản lý, phân quyền và bảo mật cơ sở dữ liệu sáng chế trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Xây dựng các gói dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu, chính sách và phát triển nhân lực. Giới thiệu, phổ biến và nhân rộng giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu sáng chế.

Số hồ sơ lưu: 16657

50803. Khoa học thư viện

72996.2020 Nghiên cứu đánh giá thực trạng công bố ISI của

Việt Nam giai đoạn 2007-2016/

ThS. Nguyễn Minh Quân, ThS. Nguyễn Thị Phương; ThS. Bùi Duy Vương; KS. Tô Như Huỳnh; CN. Trần Quang Huy; CN. Lê Anh Tuấn; ThS. Trần Tuấn Thanh; ThS. Phạm Thanh Thủy - Hà Nội - Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2019 - 06/2017 - 11/2017. (Đề tài cấp Cơ sở)

Thu thập xử lý số liệu công bố ISI của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2016 từ nguồn Web of science. Thu thập được hơn 19.000 công bố ISI của giai đoạn 2007 – 2016, do thay đổi về cơ sở dữ liệu của Web of Science nên bộ dữ liệu không được tải về 1 cách đồng bộ phần dữ liệu giai đoạn 2007 – 2008 phải dùng dữ liệu cũ từ 2016 nên không đáp ứng được một số yếu tố phục vụ cho việc phân tích chi tiết trong phần xử lý dữ liệu. Bộ dữ liệu được làm sạch, đáp ứng các thông tin phục vụ việc thống kê (trừ các dữ liệu công bố giai đoạn 2007 – 2008, bị thiếu các thông tin phục vụ phân tích, thống kê, chi tiết).

40 Số hồ sơ lưu: 15527

50804. Thông tin đại chúng và truyền thông văn hoá - xã hội truyền thông văn hoá - xã hội

72834.2020 Nâng cao hiệu quả truyền thông về Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm/ ThS. Nguyễn Thị Hải Hằng,

CN. Vũ Văn Hưng; CN. Phạm Thị Minh Nguyệt; ThS. Nguyễn Thị Hương Giang; CN. Đinh Văn Quang; ThS. Phí Công Thương; KS. Lê Tuấn Hải; CN. Ninh Văn Diện; ThS. Mai Thị Thanh Hà - Hà Nội - Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2019 - 12/2016 - 12/2018. (Đề tài cấp Quốc gia)

Cơ sở khoa học và thực tiễn về truyền thông khoa học và công nghệ. Đánh giá thực trạng công tác truyền thông về các vấn đề cơ bản và nhu cầu của các nhóm độc giả mục tiêu về nội dung, kênh truyền thông về Chương trình 592. Đề xuất các giải pháp truyền thông đối với nhóm độc giả mục tiêu về Chương trình 592. Xây dựng các phóng sự/talkshow trên Đài truyền hình nhằm truyền thông về Chương trình 592. Xây dựng và xuất bản các tin, duy trì chuyên mục về chương trình trên Website Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam và Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia; xuất bản các bài viết về chương trình trên Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam. Xây dựng và xuất bản các tin, bài viết về chương trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Số hồ sơ lưu: 15486

Một phần của tài liệu Thông báo kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ - Số 5/2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)