Nam, văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam
67763.2020 Nghiên cứu khái niệm cơ bản về văn hoá trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế/ PGS.TS. Nguyễn Văn
Cương, PGS.TS. Trần Đức Ngôn; PGS.TS. Lê Quý Đức; TS. Nguyễn Thị Việt Hương; PGS.TS. Ngô Văn Giá; PGS.TS. Trịnh Minh Đức; GS.TS. Đinh Xuân Dũng; GS.TS. Nguyễn Xuân Kính - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2018 - 01/2015 - 12/2016. (Đề tài cấp Bộ)
Hệ thống hóa và làm rõ nội hàm các khái niệm cơ bản về văn hóa đã được nghiên cứu ở trong và ngoài nước, khái quát về sự cần thiết và bối cảnh ra đời của Nghị quyết 33/NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam cũng như những khái niệm cơ bản về văn hóa được đề cập trong Nghị quyết. Làm rõ nội hàm và bản chất các khái niệm văn hóa được nhấn mạnh trong Nghị quyết Việt Nam. Đánh giá thực trạng việc sử dụng các khái niệm cơ bản về văn hóa trong thực tế hiện nay. Đề xuất phương hướng và giải pháp phổ biến, điều chỉnh, vận dụng các khái niệm cơ bản về văn hóa được đề cập trong Nghị quyết 33/NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI trong công tác quản lý,
giảng dạy và nghiên cứu văn hóa hiện nay.
Số hồ sơ lưu: 15467
67774.2020 Nghiên cứu nguyên tắc, cách thức sắp đặt hiện vật trong chùa, đình, đền là di tích
quốc gia ở Việt Nam/ ThS. Lê Thị
Kim Loan, TS. Phạm Thị Thu Hương; ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương; ThS. Phạm Định Phong; PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng; ThS. Đoàn Đình Lâm - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2017 - 01/2015 - 12/2016. (Đề tài cấp Bộ) Nghiên cứu nguyên tắc, cách thức sắp đặt hiện vật trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng xuất hiện và sắp đặt hiện vật mới trong các di tích tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những nguyên tắc thờ tự của Phật giáo, tín ngưỡng dân gian và phong tục tập quán của người Việt Nam. Đề xuất nguyên tắc, cách thức bài trí hiện vật đối với các di tích tôn giáo tín ngưỡng được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam hiện nay.
Số hồ sơ lưu: 15468
72859.2020 Văn học dân tộc
Tày dưới góc nhìn văn hoá/
PGS.TS. Cao Thị Hảo, PGS.TS. Cao Thị Hảo; PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc; PGS.TS. Nguyễn Hằng Phương; TS. Hoàng Mai Diễn; ThS. Lê Thị Hương Giang - Thái Nguyên - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, 2019 - 12/2014 - 12/2016. (Đề tài cấp Quốc gia)
Làm rõ những vấn đề lý luận chung về văn học Tày, không gian văn hóa Tày và văn học Tày trong
44 dòng chảy văn hóa Bách Việt dưới cái nhìn đối sánh. Phân tích những yếu tố về chữ viết và hệ thống thể loại tiêu biểu của văn học Tày, từ đó có những đánh giá khách quan về sự hình thành và phát triển của chữ viết và hệ thống thể loại văn học Tày từ khi có chữ viết đến nay. Tìm hiểu và chỉ ra những kiểu tác giả trong quá trình hình thành và phát triển của văn học Tày và đánh giá thành tựu và những đóng góp của những kiểu tác giả này. Phân tích và chỉ ra phong cách tiêu biểu của những tác giả văn học Tày tiêu biểu, qua đó thấy được sự vận động, kế thừa, tiếp nối và phát triển của văn học Tày qua những phong cách và đóng góp của đội ngũ tác giả tiêu biểu này.
Số hồ sơ lưu: 15440
73056.2020 Nghiên cứu các giải pháp phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố
Hà Nội/ TS. Nguyễn Sỹ Toản, ThS.
Lưu Ngọc Thành; TS. Nguyễn Anh Thư; ThS. Nguyễn Tri Phương; ThS. Phạm Ngọc Quyên; ThS. Lý Thị Ngọc Dung - Hà Nội - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, 2017 - 01/2016 - 12/2017. (Đề tài cấp Bộ)
Nghiên cứu tổng quan hệ thống di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đánh giá ưu điểm và hạn chế công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kiến nghị, đề xuất giải pháp bảo vệ phát huy giá trị di sản Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn thành ph Hà Nội.
Số hồ sơ lưu: 15579