- Dịch vụ nông nghiệp: chiếm tỷ trọng nhỏ (1,54%), nhưng tốc độ tăng
1. Kinh tế trang trại là loại hình sản xuất đã trải qua quá trình lịch sử lâu
dài và phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hố trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư nghiệp, là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế hộ sản xuất hàng hoá trên thế giới và Việt Nam.
2. Mặc dù mới xuất hiện mấy năm gần đây nhưng kinh tế trang trại ở Phổ Yên đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng, quy mơ cũng như các loại hình sản xuất ở hầu khắp các địa phương với những tiến bộ về nhiều mặt so với kinh tế hộ.
- Hầu hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ sản xuất ở cùng điều kiện. Nhiều trang trại cho mức thu nhập mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng, mức thu nhập bình quân hiện nay cũng đã lên tới trên 100 triệu đồng.
- Kinh tế trang trại ở Phổ Yên đã góp phần huy động, khai thác tốt lượng vốn trong dân để đầu tư cho phát triển, đặc biệt nó đã thực sự thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Các trang trại đã tích cực đi đầu trong đầu tư thâm canh, khai phá đất hoang hoá, đất mặt nước, đất thầu khoán, đất trống, đồi núi trọc để phát triển sản xuất.
- Kinh tế trang trại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản phát triển, tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thơn.
3. Nhìn chung kinh tế trang trại đã và đang trở thành phương thức sản xuất kinh doanh điển hình đối với người dân khu vực nơng thơn của địa phương, là loại hình làm ăn có hiệu quả phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế trang trại của Phổ Yên cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết như địa vị pháp lý của trang trại chưa rõ ràng, hầu hết các trang trại được hình thành và phát triển một cách tự phát, thiếu định hướng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quy hoạch và đầu tư kết cấu hạ tầng, trong tập huấn và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như trong giao quyền sử dụng đất lâu dài, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các trang trại đều thơ sơ, thiếu vốn, trình độ văn hố, chun môn, quản lý của các chủ trang trại còn thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong khi đó thị trường, giá cả đầu vào, đầu ra bấp bênh, thiếu ổn định, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.
4. Để kinh tế trang trại của huyện phát triển một cách vững chắc, những giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại đã được đề cập một cách có hệ thống, nhưng trước hết cần đặc biệt chú trọng hai giải pháp cốt lõi, đó là:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho chủ trang trại.
- Xác định rõ địa vị pháp lý cho kinh tế trang trại như quyền sử dụng đất ổn định lâu dài; tư cách pháp nhân của trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà Nhà nước quy định.
Tóm lại: Phổ Yên là địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh các
loại hình kinh tế trang trại trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, điều đó cịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng trước hết vẫn phải là nhận thức và hành động của các cấp chính quyền trong q trình tác động, thúc đẩy, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển.
II. Kiến nghị
* Đối với Nhà nƣớc và địa phƣơng
1. Nhà nước cần xem xét cho các trang trại vay vốn với lãi xuất ưu đãi, cho vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đặc biệt cần đơn giản hoá các thủ tục cho vay và thời hạn cho vay dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất để các trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của mình.
2. Nhà nước cần tăng cường trợ giúp đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại. Đồng thời, cung cấp thông tin, dự báo thị trường, hình thành quỹ bảo trợ nơng nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh trang trại.
3. Nhà nước cần có quy hoạch phát triển trang trại, có định hướng cho các trang trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm, nơng sản có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đồng thời chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, điện, thuỷ lợi, cung cấp dịch vụ… tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.
4. Đối với tiêu chí về trang trại. Ngồi các tiêu chí về giá trị đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Tổng cục Thống kê quy định, các tiêu chí khác nên giao cho các địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để quy định cho phù hợp.
5. Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.
* Đối với các chủ trang trại
1. Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận với thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, cách xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
2. Các trang trại nên xây dựng các mơ hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
3. Các chủ trang trại cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Vật giá Chính phủ, Tư liệu về kinh tế trang trại, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh., 2000.
[2] Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, tập 1 Nxb
Hà Nội, 1993.
[3] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo bước đầu tình hình và chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh phía Bắc, 1999.
[4] Các văn bản pháp luật về kinh tế trang trại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
[5] Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới và
phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1994.
[6] Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê 2000-2005.
[7] Chu Hữu Quý, Trang trại gia đình: Một hiện tượng kinh tế xã hội mới xuất
hiện trên một số vùng nông thôn nước ta, Báo cáo tại hội thảo Việt Nam
học, 1996.
[8] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
[9] Đoàn Quang Thiệu, Kinh tế trang trại vùng núi phía Bắc thực trạng và giải pháp, Tạp chí con số và sự kiện Tổng cục Thống kê số 1+2 năm 2001.
[10] Huyện uỷ Phổ Yên (2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội huyện Đảng bộ Phổ Yên lần thứ 27.
[11] Lê Hữu Ảnh, Nguyễn Công Tiệp, Một số giải pháp phát triển kinh tế trang
trại huyện Sóc Sơn - Hà Nội, Tạp chí kinh tế Nơng nghiệp, số 10 (28), 2000
[13] Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII)“Về
một số vấn đề phát triển nơng nghiệp và nơng thơn” Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[14] Nguyễn Điền, Trần Đức, Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á. Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1993.
[15] Nguyễn Đình Hương, Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại
trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở Việt Nam. Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2000.
[16] Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại.
[17] Phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam (1999), Tập I. Hội khoa học kinh tế Việt Nam.
[18] Phạm Vân Đình, Cần tạo điều kiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội, 1994.
[19] Trần Ức Mơ hình kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nxb Nông nghiệp, Hà
Nội, 1998.
[20] Trần Đức, Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới. Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995.
[21] Tổng cục Thống kê 2007, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và
thuỷ sản 2006,.
[22] Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (Tháng 5/1999), Số liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn 3044 chủ trang trại và 756 cán bộ các cấp ở 15 tỉnh, thành phố.
[23] UBND huyện Phổ Yên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên đến 2010 và tầm nhìn đến 2015.