Một số yếu tố liên quan tới tai nạn thƣơng tích ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Mô hình và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng (Trang 55 - 63)

30 phút 5 giờ 6-24 giờ >24giờ 1tháng Tổng số

4.2. Một số yếu tố liên quan tới tai nạn thƣơng tích ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Cao Bằng

tỉnh Cao Bằng

Qua kết quả phân tích tại bảng 3.10 cho thấy: Số trẻ nam mắc tai nạn thương tích cao hơn trẻ nữ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cộng sự tại bệnh viện nhi trung ương năm 2002-2003 cho thấy: số trẻ trai mắc tai nạn thương tích cao hơn trẻ gái là 1,65 lần [27]. Tác giả Adnan A.H và CS khi nghiên cứu về tình hình TNTT ở trẻ em tại bệnh viện của 4 thành phố ở các nước đang phát triển (Bangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan) nhận thấy: số trẻ trai mắc tai nạn thương tích cao hơn trẻ gái là 1,86 lần [39].

Theo chúng tơi có thể càng lớn sự phân hóa về giới tính càng rõ, trẻ trai thường nghịch ngợm và hiếu động hơn trẻ gái, xu hướng thực hiện những hành vi có nguy cơ xảy ra tai nạn như: leo trèo cây, chạy nhảy, thích khám phá xung quanh,...nên nguy cơ gặp phải tai nạn thương tích nhiều hơn. Một thực tế nữa đó là trong cộng đồng cịn tồn tại tư tưởng chưa đúng trong giáo dục trẻ, nhất là các bé trai được cha mẹ chiều chuộng nhiều hơn và thường ít

hạn chế bé trai hơn bé gái đối với các hoạt động trong nhà và ngoài cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nghiên cứu về mối liên quan giữa tình hình mắc tai nạn thương tích ở trẻ em và địa dư chúng tôi nhận thấy: trẻ em ở khu vực nông thơn có nguy cơ mắc tai nạn thương tích cao hơn so với trẻ ở khu vực thành phố. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu về tai nạn thương tích tại bệnh viện nhi Trung Ương năm 2002-2003 của Nguyễn Văn Thắng và CS cho thấy: Số trẻ em ở vùng nông thôn bị tai nạn nhiều hơn trẻ em thành phố theo tỉ lệ 3/1 [23].

Chúng tôi cho rằng: do đặc điểm địa lý Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở cực bắc của Tổ Quốc với diện tích có diện tích 6.690,72 km2. Phía Đơng giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp với Trung Quốc (xem phụ lục 3).

Địa hình nơi đây là đồi núi hiểm trở có độ dốc lớn, hệ thống giao thơng có nhiều đèo dốc quanh co và chưa hồn thiện, phong tục tập qn chăm sóc trẻ em còn lạc hậu, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho trẻ em học tập và vui chơi còn thiếu đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trẻ em ở khu vực nơng thơn cịn chưa được chăm sóc đầy đủ như trẻ em ở thành phố, một số gia đình khơng cho trẻ đi nhà trẻ hoặc nhà trẻ chỉ giữ trẻ 1 buổi nên trẻ phải theo bố, mẹ ra nơi làm việc hoặc tự chơi ở nhà. Do không được giám sát cẩn thận nên nguy cơ mắc TNTT ở trẻ em nông thôn cao hơn trẻ em thành phố..

* Phân bố tai nạn thương tích ở trẻ em theo thời gian

Tai nạn xảy ra tất cả các tháng trong năm, tỉ lệ trẻ em bị tai nạn trong các tháng khơng có sự khác biệt nhiều, tuy nhiên kết quả cũng cho thấy số trẻ em mắc tai nạn vào viện có xu hướng tăng cao ở tháng 6, 7, 8 (biểu đồ 3.4)

Nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam năm 2003 ở trẻ em Hải Phòng cho thấy: TNTT ở trẻ em ở cả 3 khu vực thành thị, nông thôn và hải đảo gia tăng vào tháng 6, 7 và 8 [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo chúng tôi, đây là khoảng thời gian nghỉ hè của học sinh, các em thiếu sự giám sát của người lớn và thiếu các địa điểm vui chơi, sinh hoạt trong hè. Đó là những yếu tố làm tăng nguy cơ tai nạn ở trẻ em.

Biểu đồ 3.5 phân tích về thời gian trong ngày hay xảy ra các tai nạn thương tích ở trẻ em nhận thấy: tỷ lệ bị TNTT tập trung vào buổi sáng (7-12 giờ): 38,77 % và buổi chiều (13-18 giờ): 47,97%. Theo chúng tơi, có lẽ khoảng thời gian vào cuối buổi sáng/chiều khi học sinh tan học nên trẻ có nguy cơ bị TNGT. Mặt khác, buổi chiều là thời gian trẻ được nghỉ nhiều hơn, người lớn đi làm nên việc quản lý trẻ khó hơn, vì vậy trẻ dễ bị TNTT vào thời gian này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian trong ngày hay xảy ra các tai nạn thương tích ở trẻ em cũng tương đồng với nghiên cứu về TNTT ở trẻ em Hải Phòng: thời gian trong ngày xảy ra TNTT gặp nhiều nhất vào khoảng 14 – 17 giờ [23]

* Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích ở trẻ em

Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.12) cho thấy: tai nạn xảy ra nhiều nhất là ở nhà chiếm 67,59%, sau đó đến trên đường giao thơng 26,89%.

Kết quả nghiên cứu năm 2007 tại BVTE Hải Phòng cho kết quả: TNTT ở trẻ em chủ yếu xảy ra tại nhà 56,99%, trên đường là 17,74% [24]. Tác giả Adnan và CS tiến hành nghiên cứu tình hình TNTT trẻ em tại bệnh viện thành phố ở các nước Băng la đét, Colombia, Ai Cập và Pakistan cũng nhận thấy: TNTT xảy ra xung quanh nhà ở (56%), trên đường giao thông là 11% [39].

Kết quả này đặt ra cho chúng ta thấy muốn phịng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em thì trước tiên phải phòng TNTT xảy ra trong chính các gia đình. Tiếp đến là thực hiện an tồn khi tham gia giao thơng đường bộ.

Một số tác nhân gây tai nạn thương tích thường gặp tại bệnh viện:

* Ngã: Ngã là sự kiện khơng thể tránh khỏi trong qúa trình phát triển của trẻ, và là kết quả của nhiều yếu tố như nhu cầu khám phá xung quanh và hiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

biết hạn chế về các mối nguy hiểm. Theo WHO ngã là nguyên nhân quan trọng gây thương tích cho trẻ em và người trẻ tuổi. Ngã là nguyên nhân chủ yếu gây gẫy xương, là nguyên nhân quan trọng trong những chấn thương não và tủy sống [62].

Tai nạn thương tích do ngã khơng phải là ngun nhân chính gây tử vong cho trẻ em nhưng nó lại là loại TNTT hàng đầu trong số những trường hợp TNTT đến khám và điều trị tại bệnh viện. Kết quả bảng 3.13, bảng 3.14 cho thấy: Chạy nhảy vấp ngã chiếm tỉ lệ cao nhất (66,42%), và gặp nhiều ở nhóm 0-4 tuổi (71,55%), tiếp đến là nhóm 5-9 tuổi (66,48%), nhóm 10-14 tuổi (60,91%).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu tại BVĐK Trung Ương Thái Nguyên năm 2006: TNTT do ngã chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm 5-9 tuổi (47,94%), nhóm 0-4 tuổi (30,44%), nhóm 10-15 tuổi (29,32%) [16].

Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do điều kiện địa hình miền núi có độ dốc lớn, bề mặt không bằng phẳng và dễ trơn trượt nên trẻ dễ bị ngã hơn. Mặt khác, đối với nhóm trẻ 0-4 tuổi cần có sự chăm sóc và giám sát của người lớn nhiều hơn. Nếu thiếu yếu tố này thì nguy cơ bị tai nạn do ngã rất dễ xảy ra với đối tượng này.

Ở khu vực nông thôn Cao Bằng, nhà được xây dựng trên sườn đồi, sườn núi, đặc biệt là nhà sàn hệ thống lan can bảo vệ và cầu thang ở các vùng này chất lượng kém. Các yếu tố này kết hợp lại và làm tăng nguy cơ bị ngã của trẻ sinh sống ở các khu vực này. Tình trạng trẻ bị ngã từ nhà sàn chiếm 15,92% cao hơn so với ngã từ nhà cao tầng ở thành thị (8,85%) và thường gặp ở nhóm 0-4 tuổi (21,55%). Có rất nhiều yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến tai nạn do ngã như: mơi trường sống, tình trạng nhà ở, kinh tế gia đình, nhận thức của người dân...Do nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở bệnh viện và phương pháp thu thập số liệu là hồi cứu hồ sơ bệnh án các thông tin thu thập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

về các yếu tố này không đầy đủ, do vậy trong nghiên cứu của chúng tôi không thể đề cập được đến vấn đến này. Nếu có điều kiện, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố xã hội này đối với tai nạn thương tích ở trẻ em nói chung và tai nạn do ngã nói riêng.

* Tai nạn giao thông: là vấn đề đang được nhà nước quan tâm vì tỷ lệ

mắc và tử vong ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong 14 nước có tỷ lệ TNGT cao nhất thế giới. Qua phân tích loại phương tiện gây TNGT ở trẻ em vào viện (bảng 3.15) nhận thấy: xe máy loại phương tiện chủ yếu gây tai nạn giao thông cho trẻ em chiếm 61,80%, tiếp đến xe đạp (32,62%) và ô tô (5,58%).

Nhóm tuổi bị TNGT do xe máy chiếm tỉ lệ cao nhất là 0-4 tuổi (83,33%), tiếp đến là 5-9 tuổi (80,33%), và nhóm 10-14 tuổi (50,0%) (bảng 3.16).

Trong tổng số 233 trường hợp mắc TNGT thì có 86 trường hợp chấn thương sọ não do tai nạn giao thông đường bộ (bảng 3.17). Trong đó, số trường hợp trẻ ở 0-4 tuổi có tỉ lệ mắc cao nhất (52,78%), tiếp đến là nhóm 5-9 tuổi (49,18%); Tổn thương gẫy vỡ xương hay gặp chủ yếu ở nhóm 10-14 tuổi (55,88%).

Chúng tơi cho rằng hiện nay tại tỉnh Cao Bằng, khi đời sống nhân dân được nâng lên thì nhiều gia đình đã trang bị phương tiện xe đạp điện, xe đạp cho trẻ em đi học, đi chơi, thậm chí có trẻ vị thành niên còn lái xe máy. Khi tham gia giao thông các em không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng cách, hiểu biết về luật giao thơng đường bộ cịn hạn chế, lái xe cùng nhiều phương tiện tham gia giao thông khác... Các yếu tố này làm tăng nguy cơ xẩy ra tai nạn giao thông đường bộ ở trẻ em. Mặt khác, ở trẻ em chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức cần thiết để tổng hợp các yếu tố mơi trường để nhận biết được những tín hiệu nguy hiểm khi tham gia giao thơng đường bộ, trẻ có khoảng thời gian tập trung ngắn, dễ bị phân tán bởi các kích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thích khác, gây ra những phản xạ giật mình, cách phản ứng nguy hiểm khi đi trên đường. Nếu thiếu sự giám sát, có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm ở trẻ em do TNGT.

Ngồi ra, trẻ em cịn bị TNGT do đi xe máy cùng bố mẹ được ngồi đằng trước xe máy nhưng không được đội mũ bảo hiểm, hay gặp ở nhóm 0-4 tuổi. Khi xảy ra va chạm với các phương tiện khác xảy ra các thương tích rất nặng nề. Cũng như nhiều khu vực khác, ở Cao Bằng tình trạng trẻ em vui chơi trên đường hay gần đường giao thông vẫn tồn tại cả ở khu vực thành phố và nông thôn. Các hoạt động này làm tăng phơi nhiễm của trẻ với những nguy hiểm của môi trường đường xá và các nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường bộ đối với trẻ em và người đi đường.

* Bỏng là loại TNTT hay gặp ở trẻ em điều trị nội trú tại khoa Ngoại

tổng hợp BVĐK tỉnh Cao Bằng chiếm tỉ lệ 14,64%. Tác nhân gây bỏng gặp nhiều nhất ở trẻ điều trị nội trú là bỏng nước sôi chiếm 86,79% và thường gặp nhất ở nhóm 0-4 tuổi (93,85%); bỏng lửa hay gặp ở nhóm 10-14 tuổi (xem bảng 3.18, bảng 3.19). Các nguyên nhân gây bỏng hay gặp khác: bỏng do đắp thuốc nam, bỏng điện, bỏng nhựa đường.

Theo nghiên cứu tại BVTE Hải Phòng từ tháng 8/2005 đến tháng 2/2007 cũng cho kết quả tai nạn do bỏng chiếm 12,28% tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị [19]. Tại Bệnh viện Shriners Burns, Hoa Kỳ: bỏng nước nóng hay gặp ở nhóm 0-4 tuổi, chiếm 50% trường hợp nhập viện [60]

Theo chúng tôi, tai nạn do bỏng do nước sơi hay gặp nhất có thể do nhiều hộ gia đình sử dụng phích chứa nước nóng qua ngày để pha trà. Phích nước được để ngay trên mặt đất, trong tầm với của trẻ do đó trẻ có thể với và làm đổ phích nước vào người gây ra bỏng nước nóng. Mặt khác, bỏng cịn xảy ra trong khi nấu ăn do người lớn mải làm khơng để ý nên trẻ với địi đồ ăn làm thức ăn nóng đổ vào người gây bỏng. Một nguyên nhân bỏng khác là bỏng lửa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay gặp về mùa đông, người dân dùng than củi để sưởi ấm. Do khơng có dụng cụ che chắn nên trẻ nô đùa ngã vào chậu than. Hầu hết tai nạn do bỏng đều xảy ra tại gia đình (bảng 3.20).

Tại viện bỏng Quốc gia hàng năm số trẻ bị bỏng vào điều trị nội trú ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ 54,32% tổng số bệnh nhân. Lứa tuổi bỏng nhiều nhất là dưới 5 tuổi (77,82%), tác nhân gây bỏng chủ yếu là nhiệt ướt (78,61%). Tai nạn bỏng xảy ra chủ yếu trong nhà vào các giờ cao điểm trong sinh hoạt hàng ngày (từ 17-21 giờ: 40,12%; từ 10-14 giờ: 38,52%).[13]

* Ngộ độc:

Tai nạn ngộ độc đứng hàng thứ 4 số trẻ nhập viện. Kết quả bảng 3.21, cho thấy nhóm trẻ 5-9 tuổi bị ngộ độc chiếm tỉ lệ cao (96,15%), tiếp đến là nhóm 10-14 tuổi (86,67%), nhóm 0-4 tuổi (83,33%). Ngộ độc do thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (86,92%) các trường hợp ngộ độc (bảng 3.22). Đây là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang được quan tâm giải quyết. Đi sâu phân tích tác nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ em nhận thấy: trẻ em khu vực thành phố bị ngộ độc thức ăn chiếm tỉ lệ cao hơn khu vực nông thôn (92,25%), và hay gặp nhất là ngộ độc do thức ăn bị nhiễm khuẩn, ăn các thức ăn như: nhộng ong, trứng kiến, thịt cóc... dẫn đến ngộ độc. Ở nơng thơn, ngồi những tác nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ em đã nêu trên, còn gặp một số trường hợp do ngộ độc sắn (2 trường hợp), ngộ độc rau rừng (2 trường hợp), ngộ độc nấm (1 trường hợp). Do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong bệnh viện nên chưa đi sâu phân tích được các tác nhân gây ngộ độc của khu vực miền núi Cao Bằng. Nếu có điều kiện chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu về thực trạng tai nạn do ngộ độc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tai nạn ngộ độc hóa chất đáng chú ý là ngộ độc thuốc điều trị chiếm 4,67% các trường hợp ngộ độc. Các thuốc gây ngộ thường gặp là các thuốc an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần, thuốc điều trị tim mạch. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn này là do người lớn để thuốc bừa bãi trong nhà; tự ý dùng thuốc để điều trị cho trẻ. Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật thường gặp ở nơng thơn đó là: ngộ độc thuốc diệt cỏ (11,11%), ngộ độc thuốc trừ sâu (7,41%) . Ở nông thôn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng rộng rãi với sự bất cẩn và kém hiểu biết của người dân đã làm gia tăng số trẻ em bị ngộ độc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trong năm năm (2007-2011) chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu Mô hình và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)