ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mô hình và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng (Trang 25 - 30)

2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là hồ sơ bệnh án trẻ em từ dưới 1 tuổi đến 14 tuổi mắc tai nạn thương tích vào điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng từ năm 2007 - 2011.

Chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm các loại tai nạn thương tích dựa vào bảng phân loại tai nạn thương tích của WHO như [38]:

+ Tai nạn giao thông + TNTT liên quan đến thể thao

+ Ngã + TNTT liên quan đến động vật như

+ Bỏng và cháy chó cắn, ong đốt, rắn cắn, trân bị húc

+ Đuối nước + Tai nạn lao động

+ Ngộ độc cấp + TNTT do bạo lực

+ Các dị vật cơ thể

- Tiêu chuẩn loại trừ các TNTT do: + Hiếp dâm, lạm dụng tình dục... + Các tai nạn do điều trị, ngộ độc mạn.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Từ 01/02/2012 đến ngày 30/9/2012.

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chọn mẫu có chủ đích: các hồ sơ bệnh án phù hợp với tiêu chuẩn

chọn đối tượng nghiên cứu.

* Cỡ mẫu: toàn bộ hồ sơ bệnh án tai nạn thương tích ở trẻ từ dưới 1 tuổi

đến 14 tuổi vào viện điều trị từ 01/01/2007 đến 31/12/2011 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.

2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.3.1. Mơ hình tai nạn thương tích ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Cao Bằng

- Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em vào viện trong 5 năm (2007-2011). - Phân bố các ca tai nạn thương tích theo địa dư

- Phân loại nguyên nhân gây tai nạn thương tích - Phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến viện - Các loại tổn thương do tai nạn thương tích.

- Kết quả điều trị tai nạn thương tích tại bệnh viện.

- Đánh giá tỉ lệ tử vong tại bệnh viện do tai nạn thương tích

2.2.3.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến TNTT ở trẻ em tại BVĐK tỉnh Cao Bằng

- So sánh tỉ lệ mắc tai nạn thương tích theo giới tính, khu vực

- Yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích: thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn thương tích, tác nhân gây ra các tai nạn thương tích thường gặp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4. Định nghĩa biến số

- Tai nạn: là một sự kiện không chủ tâm, dẫn đến một thương tích rõ

ràng. Phần lớn các tai nạn có thể phịng ngừa được.

- Thương tích: là những tổn thương thực thể của cơ thể, là kết quả của sự

phơi nhiễm cấp tính với năng lượng (năng lượng này có thể là cơ, nhiệt, điện, hóa hay từ). Năng lượng này tương tác với cơ thể bằng một số lượng hay tỉ lệ vượt quá ngưỡng chịu đựng sinh lý. Trong một vài trường hợp thương tích là kết quả của sự thiếu hụt các nhân tố duy trì sự sống (trong chết đuối, bóp cổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hay chết cóng). Thời gian giữa sự phơi nhiễm và sự xuất hiện của thương tích là rất ngắn.

- Chấn thương: là những tổn thương cấp tính do các nguyên nhân: ngã,

chấn thương trong lao động, vui chơi... dẫn đến bị vết thương phần mềm chảy máu, phù nề xây sát, gẫy xương...mà cần đến sự chăm sóc hoặc điều trị y tế hoặc bị hạn chế sinh hoạt hàng ngày mất tối thiểu 1 ngày.

- Di chứng sớm: là những thương tích để lại hậu quả tàn tật suốt đời.

- Ngã: Là một sự kiện khiến một người phải dừng lại một cách đột ngột ở

trên mặt đất hoặc sàn nhà hoặc ở một mặt bằng thấp hơn

- Tai nạn giao thông đường bộ: là thương tích tử vong hay khơng tử vong

xảy ra do sự va chạm bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; xảy ra khi các đối tượng đang hoạt động trên đường giao thông công cộng.

- Ngộ độc cấp: Ngộ độc cấp (NĐC) là một tình trạng xảy ra cấp tính do cơ thể bị nhiễm độc chất làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể.

- Bỏng là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất

lỏng nóng, chất rắn nóng, lửa. Các chấn thương da do sự phát xạ của tia cực tím hoặc phóng xạ, điện, chất hóa học cũng như tổn thương phổi do bị khói xộc vào cũng được coi là những trường hợp bỏng.

- Đuối nước: Đuối nước (chết đuối) là những trường hợp chấn thương

xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu...) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong vịng 24 giờ hoặc cần đến chăm sóc y tế hoặc bị các biến chứng khác.

- Tai nạn lao động: là các trường hợp chấn thương xảy ra do tác động

của các yếu tố nguy hiểm độc hại trong lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn sau khi làm việc).

- Động vật tấn công: là những chấn thương do động vật cắn, húc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bạo lực: là hành động sử dụng vũ lực hăm dọa hoặc đánh đập người,

nhóm người, cộng đồng khác dẫn đến chấn thương, tử vong, tổn thương tinh thần, chậm phát triển.

2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.5.1. Số liệu bệnh nhân tai nạn thương tích

Lập danh sách 1086 bệnh nhân từ dưới 1 tuổi đến 14 tuổi bị tai nạn thương tích vào viện trong thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2011 từ tổng số 12.142 bệnh nhi vào điều trị tại bệnh viện. Nguồn lấy số liệu là sổ lữu trữ số liệu bệnh nhân vào điều trị tại các khoa; sổ lưu trữ mã bệnh nhân khi ra viện và bệnh nhân tử vong [Phụ lục 2].

2.2.5.2. Tiến hành thu thập số liệu

Hồi cứu hồ sơ bệnh án, loại tai nạn thương tích được chẩn đoán xác định của bệnh phòng khi ra viện từ 01/01/2007 đến 31/12/2011 để thu thập các thông tin theo mẫu phiếu điều tra [Phụ lục 1]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.5.3. Công cụ thu thập thông tin

Phiếu điều tra được thiết kế phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu. Phiếu có các thơng tin về hành chính: tên tuổi, địa chỉ, thời gian bị tai nạn, nguyên nhân tai nạn. Các thông tin liên quan đến cấp cứu ban đầu: thời gian đến cơ sở y tế đầu tiên, các biện pháp xử trí ban đầu, kết quả điều trị, di chứng, tử vong...được thu thập từ sổ sách lưu trữ và hồ sơ bệnh án.

2.2.5.4. Điều tra viên

Gồm 10 học sinh năm thứ 2 Trường trung cấp Y tế Cao Bằng được tập huấn kỹ về hình thức thu thập số liệu, thống nhất cách thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án tai nạn thương tích, cách ghi thơng tin vào phiếu điều tra.

Số điều tra viên được chia thành 2 nhóm để thu thập số liệu. Trong suốt thời gian thu thập số liệu, tác giả ln đi cùng các nhóm để giám sát. Hướng dẫn kịp thời khi các điều tra viên gặp khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rút thăm ngẫu nhiên một số phiếu điều tra xem điều tra và ghi chép có đúng u cầu khơng.

2.2.5. Khống chế sai số

Phiếu thu thập thông tin về bệnh nhân từ dưới 1 tuổi đến 14 tuổi bị tai nạn thương tích vào điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng được thơng qua Hội đồng khoa học góp ý và chỉnh sửa phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

Tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu trước khi tiến hành thu thập số liệu.

Kế hoạch nghiên cứu được xây dựng khoa học, hợp lý và đảm bảo đúng tiến độ điều tra.

Các điều tra viên được tập huấn kỹ về mẫu phiếu điều tra trước khi điều tra chính thức.

Khi thu thập số liệu, các điều tra viên không tự ý thêm hoặc bớt các nội dung trong mẫu phiếu điều tra.

2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và chương trình EPI-INFO 6.04 để xử lý và phân tích số liệu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Mô hình và một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng (Trang 25 - 30)