30 phút 5 giờ 6-24 giờ >24giờ 1tháng Tổng số
4.1. Mơ hình tai nạn thương tích ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
trong 5 năm (2007-2011)
* Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em
Qua tổng hợp và phân tích từ 12.142 trẻ em dưới 1 tuổi – 14 tuổi nhập viện điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng trong 5 năm (2007-2011) chúng tôi xác định mơ hình bệnh tật trẻ em (biểu đồ 3.1) như sau: bệnh gặp nhiều nhất là nhóm bệnh hơ hấp (35,49%); nhóm một số bệnh xuất phát trong thời kỳ chu sinh (35,05%); nhóm chấn thương, ngộ độc (8,94%).
Như vậy, tỉ lệ tai nạn và thương tích ở trẻ em điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng là 8,94%, là nguyên nhân đứng thứ 3 trong nhóm bệnh của trẻ em nhập viện điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng.
Tỷ lệ tai nạn thương tích ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cao hơn tỷ lệ tai nạn thương tích ở mơ hình bệnh tật trẻ em tại các bệnh viện tỉnh và trung ương (5,2%) theo Điều tra y tế quốc gia (2001-2002) [25]. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Vi Hồng Kỳ năm 2007-2008 tại BVĐK Mộc Châu- Sơn La (10,8%); của Trần Thanh Hải và cộng sự tại BVĐK Tiền Giang năm 2007 (15,99%) [12], [15]. Theo chúng tôi, mặc dù nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau nhưng kết quả của các nghiên cứu trên phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của TNTT ở trẻ em.
Tỉ lệ mắc TN-TT ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng từ 1,75% trong năm 2007 lên 2,02% trong năm 2011 (với p<0,05) (biểu đồ 3.2). Theo chúng tôi, nguyên nhân của sự gia tăng tai nạn thương tích ở tỉnh miền núi biên giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
này có liên quan đến tốc độ đơ thị hóa và cơ giới hóa. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội tại Cao Bằng có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Đời sống của nhân dân các dân tộc được nâng lên, các phương tiện tham gia giao thông tăng rất nhanh, trong khi đó tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp, đầu tư cho cơng tác cấp cứu và phịng chống tai nạn thương tích chưa đúng mức...Đó là những yếu tố làm cho tai nạn thương tích khơng ngừng gia tăng, đặc biệt là TNTT ở trẻ em.
Thống kê các ca tai nạn thương tích vào viện theo địa dư cư trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (bảng 3.1) nhận thấy: Số bệnh nhân vào viện điều trị do tai nạn thương tích ở thành phố Cao Bằng chiếm tỉ lệ cao nhất là 36,92%, tiếp theo là huyện Hòa An (18,97%) và thấp nhất là huyện Bảo Lâm 0,64%. Nguyên nhân của phân bố này là do đơn vị hành chính của tỉnh Cao Bằng được phân chia thành: 1 thành phố và 12 huyện (xem phụ lục 3). Huyện Hòa
An là huyện nằm bao quanh khu vực thành phố Cao Bằng nên những bệnh nhân ở các xã cách xa bệnh viện huyện Hòa An được đưa đến BVĐK tỉnh để điều trị nên tỉ lệ bệnh nhi vào viện cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Tỉ lệ bệnh nhân TNTT ở các huyện còn lại được chuyển đến điều trị gần tương đương như nhau. Huyện Bảo Lâm nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, cách xa thành phố 180 km, hệ thống giao thông đến huyện nhiều đèo dốc và chưa hoàn thiện. Từ thị trấn Bảo Lâm đến BVĐK thành phố Hà Giang khoảng 80 km, do vậy những trường hợp bệnh nặng được chuyển tuyến sang Bệnh viện tỉnh Hà Giang điều trị. Do đó số bệnh nhân TNTT được chuyển tới BVĐK tỉnh chiếm tỉ lệ thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh.
* Nguyên nhân tai nạn thương tích ở trẻ em
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được 11 loại nguyên nhân gây TNTT ở trẻ em (xem bảng 3.2). Các nguyên nhân có tỉ lệ mắc cao theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thứ tự là: ngã, TNGT, bỏng, ngộ độc, động vật tấn công, TNLĐ... Ba loại nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao vượt trội hơn so với các nguyên nhân khác là: ngã (37,02%), TNGT (21,45%), bỏng (14,64%). Một số nguyên nhân có tỉ lệ mắc thấp là bạo lực (1,75%) và tai nạn do chơi thể thao (0,28%). Về cơ cấu các nguyên nhân TNTT ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành phố. Tuy nhiên có một số nguyên nhân gây ra chấn thương ở nông thôn thấp hơn thành phố như ngộ độc, tai nạn do chơi thể thao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Trần Văn Nam tại BVTE Hải Phòng năm 2007 cho thấy nguyên nhân gây TNTT có tỉ lệ cao theo thứ tự là: ngã, TNGT, bỏng [24]. Tại bệnh viện của 4 thành phố các nước (Bangladesh, Colombia, Ai Cập và Pakistan) cũng cho thấy nguyên nhân TNTT ở trẻ vào viện theo thứ tự là: Ngã, thương tích giao thơng đường bộ, bỏng và ngộ độc [39].
Ngã, TNGT và bỏng là những nguyên nhân nổi bật trong số các nguyên nhân gây tai nạn ở trẻ em vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng. Tỉ lệ tai nạn do ngã ở nông thôn chiếm (42,19%) cao hơn thành phố (28,18%), có lẽ ở nơng thơn Cao Bằng do địa hình đồi, núi đá bề mặt gồ ghề và dễ trượt, nhà ở được xây trên sườn đồi, nhà sàn có hệ thống lan can bảo vệ không đảm bảo, thiếu sự giám sát của người lớn...nên trẻ dễ bị ngã hơn. Ngộ độc lại gặp chủ yếu ở khu vực thành phố (19,95%), trong khi đó ở nơng thơn (3,94%). Tai nạn giao thông và bỏng gặp ở cả nông thôn và thành phố với tỉ lệ tương đương nhau. Do phạm vi nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trong bệnh viện, giới hạn nghiên cứu là trẻ em điều trị tại bệnh viện, nên mẫu của chúng tôi không thể khái quát được cho trẻ em bên ngoài bệnh viện. Kết quả trong nghiên cứu này chỉ đại diện cho một phần nhỏ của bức tranh TNTT tại tỉnh Cao Bằng. Nếu có điều kiện, chúng tơi sẽ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh để làm nổi bật thực trạng TNTT ở trẻ em tại tỉnh Cao Bằng. Tuy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần phù hợp với xu hướng mắc tai nạn thương tích ở một số nước trong khu khu vực Đông Á:
Bảng 4.1. Những TN-TT gặp hàng đầu ở các nƣớc khu vực Đông Á [29]
Tên nước TN-TT hay gặp Tên nước TN-TT hay gặp
Thái Lan - TNGT - Ngã - Bỏng, đuối nước, ngộ độc Philippines - Bỏng - TNGT - Ngã - Đuối nước, ngộ độc Bắc Kinh - Trung Quốc - Ngã - TNGT - Bỏng - Ngộ độc, đuối nước Băng la đét - Ngã - Bỏng - TNGT - Đuối nước Quảng Tây- Trung quốc - TNGT - Ngã - Bỏng - Đuối nước, ngộ độc
* Phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến viện và cấp cứu ban đầu trước khi vào viện
Theo kết quả bảng 3.3 cho thấy: loại phương tiện vận chuyển bệnh nhân đến viện chủ yếu là xe máy chiếm 65,47%, ô tô cứu thương 9,30%, ô tô thường 25,14%, xe đạp 0,09%. Riêng đối với tổn thương gẫy vỡ xương thì có tới 164/346 trường hợp được vận chuyển bằng xe máy. Điều này thực sự là vấn đề đáng lo ngại vì đối với những tổn thương gãy vỡ xương nếu không được nẹp và cố định cẩn thận thì rất dễ bị di lệch gây tổn thương tổ chức, thần kinh, mạch máu xung quanh. Đối với tổn thương thần kinh có 76/159 trường hợp được vận chuyển bằng xe máy. Những trường hợp tổn thương thần kinh nặng như: xuất huyết dưới nhện, tụ máu nội sọ thì vận chuyển bằng xe máy rất nguy hiểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam tại BVTE Hải Phòng: xe máy là phương tiện chủ yếu vận chuyển bệnh nhân (68,69%), xe cứu thương chỉ chiếm 2,64% [24].
Hiện nay ở Cao Bằng mới chỉ có dịch vụ vận chuyển cấp cứu bệnh nhân bằng ô tô do BVĐK tỉnh tổ chức. Ở các bệnh viện huyện thì vận chuyển cấp cứu bằng xe cứu thương. Do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân khi có người bị tai nạn. Để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, các nhà hoạch định chính sách về y tế cần xây dựng kế hoạch đầu tư về trang thiết bị y tế, đào tạo nâng cao năng lực sơ cấp cứu, vận chuyển TNTT cho tuyến cơ sở. Huy động sự ứng phó của cộng đồng về phịng chống tai nạn thương tích trẻ em.
Khi bệnh nhân bị tai nạn thương tích cần nhận được sự chăm sóc ban đầu trước khi tiếp cận được với bệnh viện. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.4) cho thấy: phần lớn bệnh nhân không được sơ cứu hoặc sơ cứu không thỏa đáng tại chỗ trước khi vào viện, nhiều bệnh nhân không được cố định chi bị gẫy, cầm máu, sơ cứu bỏng...làm cho tình trạng nạn nhân nặng thêm trước khi đưa đến viện. Hồi cứu trường hợp bệnh nhân 5 tháng tuổi ở xã Chu Trinh- thành phố Cao Bằng, bị sặc bột trong khi người nhà cho ăn. Sau khi xảy ra tai nạn, người nhà không đưa trẻ đến trạm y tế để sơ cấp cứu mà bế bệnh nhân đến thẳng bệnh viện dẫn đến tình trạng suy hơ hấp nặng và trẻ tử vong.
Nghiên cứu tại bệnh viện Việt- Đức, BVTE Hải Phòng, BVĐK Trung ương Thái Nguyên cũng cho thấy: hầu hết bệnh nhân không được cấp cứu tại chỗ và trên đường vận chuyển dẫn đến nhiều tử vong khơng đáng có trước khi đến viện [6], [16], [24].
Trong nghiên cứu này, do hạn chế về điều kiện nên chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề sơ cứu đúng, hay sai đối với từng loại tổn thương mà chỉ đánh giá có hay khơng được sơ cứu ban đầu trước khi vào viện. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1086 bệnh nhân TNTT vào điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng có 311 bệnh nhân được sơ cứu trước khi vào viện chiếm 28,64%, số không được sơ cứu là 775 chiếm 71,36%. Từ kết quả phân tích tại bảng 3.4 cho thấy: tai nạn do ngộ độc chỉ có 8/107 trường hợp được sơ cứu, 99/107 trường hợp không được sơ cứu. Do đó, việc nhanh chóng đưa trẻ bị ngộ độc đến cơ sở y tế là rất cần thiết để phòng chống những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong do ngộ độc ở trẻ em.
Đối với tai nạn do bỏng: 117/159 trường hợp không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện. Mặc dù số trường hợp bỏng dẫn đến tử vong tại BVĐK tỉnh không nhiều (01 trường hợp bỏng nặng xin về), nhưng có rất nhiều trường hợp khác để lại những hậu quả nghiêm trọng như các khuyết tật suốt đời hay biến dạng cơ thể. Do vậy, khi xảy ra bỏng người nhà cần thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu sớm và đúng cách để giảm mức độ tổn thương do bỏng rồi nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Như vậy có thể thấy vấn đề sơ cứu trong tai nạn thương tích, đặc biệt là trẻ em cần được coi trọng. Bệnh viện cần mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức sơ cấp cứu TNTT cho cán bộ y tế cơ sở và đội ngũ tình nguyện viên tham gia vận chuyển bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cơng tác truyền thơng về phịng ngừa TNTT và biện pháp sơ cứu ban đầu đối với một số tai nạn thường gặp trong cộng đồng, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
* Thời gian trẻ bị TNTT cho đến khi được đưa vào viện
Thời gian từ khi xảy ra tai nạn đến khi được đưa vào viện, phần lớn các bệnh nhân đều đến viện sớm < 6h chiếm 74,68%, trẻ đến viện sau 6h (19,06%) hoặc muộn hơn (> 24h - 1tháng) chiếm 6,26 % (bảng 3.5). Nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự như kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Hằng về TNTT ở trẻ em điều trị tại BVĐK Trung Ương Thái Nguyên, cho kết quả: Số trẻ bị TNTT được đưa đến viện trước 6 giờ là trên 80% [16].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo chúng tôi, việc đưa trẻ mắc TNTT đến viện sớm rất có ý nghĩa trong tiên lượng và điều trị, đặc biệt là những trường hợp bỏng nặng, tụ máu nội sọ, hay ngộ độc... để có thể tránh shock, nhiễm khuẩn, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, hay phẫu thuật sớm. Tuy nhiên cũng có trẻ 1 tháng thậm chí 2 tháng mới vào viện, do gãy tay, hoặc bỏng điều trị bằng thuốc nam ở nhà, khi bị nhiễm trùng vết bỏng hay can lệch mới đến viện, làm cho điều trị khó khăn hơn lại hay để lại di chứng, thậm chí cịn dẫn đến hậu quả đáng tiếc là trẻ tử vong. Nguyên nhân của những hậu quả đáng tiếc nêu trên là do trong cộng đồng, đặc biệt ở khu vực nông thôn miền núi ở Cao Bằng vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức được những nguy cơ cũng như hậu quả TNTT cho nên vẫn còn chủ quan và xem nhẹ việc phòng chống TNTT. Người dân nơi đây cịn có một số quan niệm rất lạc hậu như: “trẻ có bà mụ đỡ nên ngã cũng
không làm sao” hoặc khi trẻ bị ốm hay bị tai nạn thì “mời thầy cúng về nhà để làm lễ giải hạn”. Khi gia đình có trẻ bị TNTT thì việc đưa trẻ đến cơ sở y
tế để điều trị cịn bị trì hỗn bởi một số lý do như: khoảng cách từ nhà đến bệnh viện xa và đường đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế của gia đình hạn chế và người chăm sóc trẻ khơng nhận thức được sự cần thiết phải được chăm sóc y tế.
Tai nạn thương tích ở trẻ em thường để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe và tâm lý, hay thậm chí là những khuyết tật suốt đời cho trẻ. Tác động của tai nạn thương tích đối với trẻ, gia đình của trẻ và cộng đồng quả thực là rất lớn. Để giảm thiểu gánh nặng do tai nạn thương tích ở trẻ em, cần đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, biện pháp sơ cứu ban đầu và biện phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy: hậu quả của TNTT ở trẻ em điều trị tại BVĐK tỉnh Cao Bằng đứng đầu là gẫy vỡ xương 31,86%, thứ hai là tổn thương thần kinh 26,7%, tổn thương phần mềm và thương tích do bỏng 14,64%.
Kết quả này có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Nam và cộng sự ở trẻ điều trị TNTT nội trú tại BVTE Hải Phòng từ tháng 8/2005 đến tháng 2/2007: gẫy vỡ xương 31,0%, chấn thương sọ não 23%, bỏng 12,9% và các vết cắt, vết đâm 12,2%. Kết quả cho thấy thường những tổn thương nghiêm trọng sẽ phải vào điều trị tại bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời [24].
Ở BVĐK tỉnh Cao Bằng, là đơn vị y tế chuyên khoa cao nhất của tỉnh nên hầu hết tập trung các TNTT rất nặng, các thương tích phức tạp, mà tuyến dưới khơng xử trí được gửi lên vì vậy hậu quả của TNTT cũng sẽ khác nhau. Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, nhiều khi những gia đình có điều kiện kinh tế ở các huyện đưa bệnh nhân vượt tuyến để điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện Trung ương gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện lớn.
* Kết quả điều trị TNTT ở trẻ em điều trị tại Bệnh Viện
Trong số những bệnh nhân phải nhập viện điều trị thì có 42,91% là điều trị nội khoa, 47,24% phải can thiệp bằng các thủ thuật như kéo nắn bó bột, cắt lọc vết bỏng, rửa dạ dày...8,10% phải phẫu thuật can thiệp và 1,75% bệnh nhân rất nặng phải tiến hành hồi sức tích cực (bảng 3.6).
Kết quả điều trị khi xuất viện tại BVĐK tỉnh Cao Bằng (bảng 3.7):