Đầu càng 1-2 th−ờng có túm lông rậm. Tôm có kích th−ớc nhỏ d−ới 50mm. Giống th−ờng gặp : Giống Caridina.
2. Các đại diện tôm n−ớc mặn, lợ:
Có đặc điểm là tấm bên đốt bụng 2 không đè lên tấm bên đốt bụng 1. Chân ngực 3 mang kẹp. Chân hàm 3 do 7 đốt hợp thành, trứng đẻ trực tiếp trong n−ớc biển.
Tổng họ tôm he Peneoidea: 3 đôi chân bò phía tr−ớc đều mang kẹp. Chân bò
4-5 phát triển bình th−ờng, số mang t−ơng đối nhiều.
Họ tôm he Peneaidea: Đ−ờng rãnh cổ còn cách đ−ờng giữa l−ng của vỏ đầu ngực một khoảng cách lớn hơn chiều dài của đ−ờng này.
Các giống th−ờng gặp: Penaeus (tôm he), Metapenaeopsis, Metapenaeus
(tôm rảo), Parapenaeopsis, Lucifer, acetes (moi)…
Phân bộ bò Reptantia - nhóm cua Brachyura
I. Đặc điểm hình thái phân loại :
Hình 33: Cấu tạo ngoài của cua đồng
1. Gai mắt; 2. Mắt; 3. Hố mắt; 4. Vùng dạ dày; 5. Vùng chán; 6. Càng; 7. Vùng gan; 8. Chân bò; 9. Vùng mang; 10. Vùng tim; 11. Vùng ruột.
Cơ thể cũng chia làm 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng.
1. Phần đầu ngực:
Nằm trong giáp đầu ngực, giáp đầu ngực ở cua n−ớc ngọt (mai cua) hình hộp gần vuông, xung quanh th−ờng có đ−ờng viền, không chuỷ. Cạnh tr−ớc có trán và ổ mắt. Canh bên giáp đầu ngực chia thành cạnh bên tr−ớc và cạnh bên sau, ở cạnh bên tr−ớc
có các răng bên, răng đầu tiên là răng trên mang (Epibranchia), ở một số loài cạnh bên tr−ớc có thể nhẵn. Mặt trên giáp đầu ngực từ tr−ớc đến sau có thể có các rãnh, gờ, thuỳ chia mặt giáp đầu ngực thành các vùng t−ơng ứng. Rãnh đầu (Cervical), rãnh bán nguyệt, rãnh chữ H ở vùng tim, vùng mang, gờ sau trán và thuỳ sau trán, ở một số loài giáp đầu ngực có thể hoàn toàn nhẵn.
Các đặc điểm về hình dạng, kích th−ớc, màu sắc và các đặc điểm riêng biệt trên mai là đặc điểm phân loại của cua.
2. Phần bụng cua (yếm):
Gồm 7 đốt, có xu h−ớng tiêu giảm gấp vào mặt d−ới giáp đầu ngực (yếm cua). ở con cái có 4 đôi chân bụng dạng 2 nhánh, nhánh trong phân đốt. ở con đực chỉ còn lại 2 đôi chân bụng I và II biến hành chân giao cấu đây là đặc điểm phân loại quan trọng của cua. Chân giao cấu chỉ gồm phần gốc 2 đốt và phần ngọn (nhánh trong) có 2 đốt hoặc không có đốt rõ rệt.
II. Dinh d−ỡng:
Cua là bọn ăn tạp, thức ăn của cua bao gồm các loại rong tảo, các động vật nhỏ, vụn nát hữu cơ.
III. Sinh sản:
Đực cái phân tính: Đối với cua n−ớc ngọt, trứng đẻ ra đ−ợc giữ ở trong yếm của con cái. Trứng phát triển thành con non, sau đó con non rời cơ thể mẹ sống tự do.
Đối với cua biển, trứng đẻ ra nhờ cử động của phần bụng nên khi đẻ, trứng sẽ bám vào các lông tơ trên chân bụng và đ−ợc ấp trong xoang bụng cho đến khi nở. Thời gian trứng nở nh− ở cua biển Scylla (cua xanh) từ 7 ngày đến 2 tháng sau khi đẻ tuỳ điều kiện nhiệt độ và độ mặn, từ trứng nở ra ấu trùng Zoea với phần đầu ngực tròn và có 1 gai l−ng lớn. Qua lần lột xác thứ 5 ấu trùng Zoea biến thành ấu trùng Mysis
(Megalops) với 1 đôi mắt kép to, trán lõm và gai biến mất, ấu trùng có 5 đôi chân
ngực - đôi đầu tiên biến thành càng, các đôi còn lại là đôi chân bò. Phần đuôi 7 đốt, ấu trùng Mysis (Megalops) có thể bò hay bám vào vật thể. Giai đoạn này chỉ qua một lần lột xác mât 8-11 ngày để biến hành cua con.
IV Phân bố và ý nghĩa:
Một số là đối t−ợng khai thác và nuôi trồng nh− cua xanh (Scylla), ghẹ (Portunus), cua đá ( Chabdis)…
Trong nghề nuôi trồng thuỷ sản thì các loại cua nhỏ nh− cua đồng (Somanniathelphusa) ăn hại cá, đào hang phá bờ ao.
V. Phân loại và giống loài th−ờng gặp :
Một số giống loài trong bộ phụ cua th−ờng gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt : - Họ Parathelphusidae: Giáp đầu ngực có 3 răng lớn ở cạnh bên, đốt VI-VII
phần bụng thót nhỏ lại.
Giống th−ờng gặp: Somanniathephusa (giống cua đồng) gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt và lợ nhạt.