Họ Corophiidae: Râ uI không có nhánh râu phụ, có xúc biện hàm trên, các

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỦY SINH VẬT HỌC PHẦN 4 (Trang 30 - 34)

đốt Basis chân III- V không có răng ở cạnh sau. Chủy nhỏ hình mũi nhọn hoặc không phát triển.

Giống đại diện: Giống Corophium

Bộ giáp xác chân đều Isopda và Tanaidacea

I Đặc điểm hình thái phân loại:

Bộ giáp xác chân đều Isopoda và Tanaidacea có tổ chức cơ thể và cấu tạo phần phụ gần t−ơng tự với tổ chức cơ thể và cấu tạo phần phụ của Amphipoda. Các đặc điểm phân loại cũng t−ơng tự, trong cấu tạo chỉ có sai khác là :

- Chỉ có càng do đôi chân ngực I biến đổi thành, ở Tanaidacea đốt 6 và 7 của càng có dạng kẹp, trên đốt 2 có phần phụ 3 đốt (epipodit).

- Các chân ngực II – VII có cấu tạo gần đồng nhất ở Isopoda, ở Tanaidacea chân ngực II phát triển so với các chân ngực khác nh−ng không có dạng kẹp.

- Các chân bụng I – V có cấu tạo chân lá hai nhánh, chân bụng VI biến đổi thành chân đuôi, ở Isopoda có cấu tạo hai nhánh dạng chân lá: ở Tanaidacea chân đuôi gồm một phần gốc và hai nhánh hình sợi phân đốt.

II. Dinh d−ỡng:

Thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ, các động vật, thực vật nhỏ.

III. Sinh sản:

Đực cái phân tính, một số loài ký sinh có hiện t−ợng l−ỡng tính. Trứng thụ tinh và phát triển trong khoang ngực của con cái đến giai đoạn con non mới rời cơ thể mẹ ra môi tr−ờng ngoài.

IV. Phân bố và ý nghĩa :

Gặp chúng cả trong các thuỷ vực n−ớc ngọt, lợ, biển nh−ng chủ yếu gặp ở đồng bằng ven biển. Chúng đều là thức ăn tốt cho tôm cá ăn đáy và các động vật thuỷ sinh khác.

1. Bộ Isopoda :

- Họ Anthuridae : Cơ thể hình que dài : Chân ngực I có cấu tạo khác với các

chân ngực sau.

Giống đại diện : Cyathura gặp nhiều trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển. - Họ Corallanidae: Cơ thể hình trứng, chân ngực I có cấu tạo giống các chân

ngực khác.

Giống th−ờng gặp: Tachaea gặp trong các thuỷ vực n−ớc ngọt vùng núi, đồng bằng, trung du.

2. Bộ Tanaidacea: Bộ này gặp một họ là họ Apseudidae, gặp một giống là giống Apseudes gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển hay sông, ruộng vùng đồng bằng Apseudes gặp trong các thuỷ vực n−ớc lợ ven biển hay sông, ruộng vùng đồng bằng gần biển.

Phân bộ tôm Natantia

I. Đặc điểm hình thái phân loại:

Hình 31: Hình dạng và cấu tạo của tôm

1. Râu thứ nhất; 2.râu thứ 2; 3. chân ngực (chân bồ); 4. chân bụng (chân bơi); 5. chân đuôi; 6. chuỷ; 7. gai th−ợng vị; 8. gai gan; 9. gai râu; 10. gờ gan; 11.

đốt bụng thứ 1; 12. đốt bụng thứ 6; 13. Telson (gai đuôi)

Cơ thể tôm chia hai phần rõ rệt: Phần đầu ngực và phần bụng tận cùng bởi Telson (gai đuôi).

1.Phần đầu ngực:

Phần đầu ngực nằm trong giáp đầu ngực, giáp đầu ngực của tôm kéo dài về phía tr−ớc tạo thành chuỷ, cạnh trên và cạnh d−ới chuỷ th−ờng có răng. Răng kéo dài cả sang giáp đầu ngực. Số l−ợng và phân bố của răng chuỷ là đặc điểm phân loại quan trọng đ−ợc thể hiện ở công thức răng chuỷ :

Số răng trên giáp đầu ngực/ tổng số răng cạnh trên chuỷ CR =

Số răng trên cạnh d−ới chuỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên mặt giáp đầu ngực, có các gai, rãnh và gờ. ở tôm có gai râu (Antenal) gai trên mắt (Supraorbitas), gai gan (Hepatic), gai mang (Branchiostegal), gai cánh d−ới

(Plerygostomian). Các gờ rãnh th−ờng có: Gờ sau chuỷ (Post- rostral), gờ rãnh bên chuỷ (Ad- rostral), gờ rãnh râu (Antenal), rãnh tim mang (Branchio- cardiae), rãnh gan (Hepatic).

Phần đầu ngực gồm có các phần phụ sau : - Đôi râu I, II

- Các phần phụ miệng bao gồm: Đôi hàm trên, đôi hàm d−ới I và II, ba đôi chân hàm.

- Năm đôi chân ngực: Đôi chân ngực I và II ở họ tôm Palaemonidae và Atyidae biến đổi thành càng. Họ Peneaidae 3 đôi chân ngực đầu tiên thành càng. Mỗi chân ngực gồm 7 đốt : 2 đốt gốc (Coxa, Basis), phần ngọn 5 đốt (Ischium, Merus, Carpus,

Propodus và Dactylus)

Các đặc điểm của phần đầu ngực nh−: Đặc điểm của răng chuỷ, gai, gờ, rãnh, râu I, II, chân ngực, đặc biệt chân ngực I, II là các đặc điểm quan trọng để phân loại tôm.

2. Phần bụng:

Phần bụng tôm kéo dài 7 đốt, các đốt đồng nhất, mặt bên có các tấm bên tận cùng bằng Telson, có các gai xếp thành đôi một, đầu ngọn Telson cũng có các gai. Phía tr−ớc hậu môn có khi có một gờ Kitin gọi là gờ tr−ớc hậu môn (Preanal) thấy có ở tôm Caridina.

Phần bụng gồm 5 đôi chân bơi và một đôi chân đuôi đều có cấu tạo dạng lá không phân đốt. Đôi chân bơi I của tôm ở con đực và cái đều có hai nhánh không giống nhau. Nhánh trong có hình dạng đặc tr−ng cho mỗi loài, các đôi chân bơi sau có cấu tạo gần giống nhau. ở nhánh trong mỗi chân bơi đều có phần phụ trong (Appendix interna) hình que, riêng con đực chân bơi II có thêm phần phụ đực (Appendix maxculina) hình chồi có nhiều lông cứng. Đây là đặc điểm quan trọng để phân loại tôm n−ớc ngọt. Đối với tôm họ tôm He Peneaidae, ttong phân loại còn dựa vào đặc điểm của cả cơ quan sinh dục cái (Thelycum) nằm giữa đôi chân ngực IV và

V. Với con đực có bộ phận giao phối đực (Petasma). Đây là các đặc điểm phân loại

quan trọng tới giống và loài trong họ này.

II. Dinh d−ỡng:

Là bọn ăn tạp, thức ăn là thực vật, động vật, mùn bã hữu cơ.

III. Sinh sản:

Đực cái phân tính rõ rệt. Đối với tôm sống trong n−ớc lợ và mặn sau khi trứng thụ tinh quá trình phát triển phải trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

Bắt đầu từ ấu trùng Nauplius có dạng trái lê với 3 đôi phần phụ là râu I, râu II và đôi hàm lớn. ấu trùng Nauplius qua 5-6 lần lột xác (N1- N6) cuối giai đoạn

Nauplius ấu trùng dài khoảng 0,54mm.

- Giai đoạn Zoea: ấu trùng cử động yếu ớt, bơi lội chậm, bụng ngửa lên trên, giai đoạn Zoea trải qua 3 lần lột xác (Z1-Z3), cuối giai đoạn này ấu trùng có chiều dài bình quân là 3,2mm.

- Giai đoạn Mysis: Chân bụng xuất hiện, tôm bơi tích cực và chuyển sang bắt mồi động vật. Giai đoạn này trải qua 3 lần lột xác (M1- M3), cuối giai đoạn này tôm

Hình 32: Các giai đoạn ấu trùng của tôm

đạt 4,5mm…Sau khoảng 12- 14 ngày ấu trùng phát triển thành Postlanvae (hay tôm bột) hình dạng giống tôm tr−ởng thành.

Đối với tôm sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt, các giai đoạn ấu trùng hầu nh− không xuất hiện môi tr−ờng ngoài mà thu ngắn, quá trình phát triển của phôi diễn ra trong màng trứng nằm d−ới bụng rồi từ trứng nở ra con non .

IV. Phân bố và ý nghĩa:

2. ý nghĩa: Hầu hết các giống loài là đối t−ợng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỦY SINH VẬT HỌC PHẦN 4 (Trang 30 - 34)