mập tròn. Giống đại diện là Giống Pila.
Loài Pila polita (ốc nhồi, b−ơu) có đặc điểm lỗ miệng hẹp, tháp ốc vuốt nhọn, vỏ bóng. Th−ờng gặp trong ao, ruộng vùng đồng bằng và trung du.
Loài P. conica (ốc mít) : Lỗ miệng vỏ loe rộng, tháp ốc lùn, vỏ không bóng. - Họ Viviparidae: Chiều cao vỏ lớn hơn chiều rộng, ốc cỡ trung bình, chiều cao
vỏ trên 15mm. Đại diện:
+ Giống Cipangopalodina: ốc lớn trên 30mm, vỏ rộng, vòng xoắn cuối phồng to, lỗ miệng vỏ dài sấp sỉ phần tháp ốc.
+ Angulyagra: ốc nhỏ d−ới 30mm, vỏ hẹp dài, vỏ dày, mặt vỏ có nhiều gờ vòng xù xì. Không có lỗ rốn.
+ Bellamya: ốc nhỏ dới 30mm , vỏ mỏng hoặc dày vừa, nhẵn, có hay không có lỗ rốn
+ Sinotaia: Vỏ mỏng, chỉ có các đ−ờng vòng nâu trên vòng xoắn cuối.
2. Phân lớp ốc có phổi Pulmonata:
Mang tiêu biến, có phổi là thành trong xoang áo nơi có nhiều mạch máu phân bố, có lỗ thở nhỏ ở bên phải, phù hợp với cơ quan xoang áo lẻ, thần kinh lệch, các hạch thần kinh tập trung ở phía đầu. Cơ quan sinh dục l−ỡng tính, không có nắp vỏ. Đại diện bộ mắt gốc Basommatophora có đặc điểm: Mắt nằm ở gốc tua đầu, tua không co thụt đ−ợc, vỏ phát triển. Phần lớn sống trong các thuỷ vực n−ớc ngọt. Gặp các giống Lymnaea (họ Lymnaeidae); Gyraulus, Hyppentis, Indoplanorbis,
Polypylis (Họ ốc đĩa Planorbidae).
Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia ( lớp chân rìu Pelecypoda)
Động vật hai mảnh vỏ Bivalvia thuộc ngành động vật thân mền Mollusca. Nhiều giống loài trong lớp này là các đối t−ợng nuôi trồng và khai thác quan trọng trong ngành thuỷ sản.
I. Đặc điểm hình thái phân loại:
Thân mền 2 mảnh vỏ ( trai, ngao, sò…), trong các thuỷ vực n−ớc ngọt thuộc các phân bộ Schizodonta và Heterodonta. Đặc điểm hình thái của bọn này là có răng vỏ phát triển và phân hoá cao, có khi răng vỏ tiêu giảm hoàn toàn.
Vỏ động vật hai mảnh vỏ th−ờng đối xứng trái phải nh−ng có khi không đối xứng tr−ớc sau, phần đầu th−ờng ngắn hơn phần đuôi. Trên một mảnh vỏ phân biệt cạnh l−ng, cạnh bụng, cạnh tr−ớc, cạnh sau. Phía l−ng có một phần lồi, giữa là đỉnh vỏ, là tâm điểm của các đ−ờng sinh tr−ởng trên mặt vỏ. Đỉnh có thể lệch về phía tr−ớc, có khi ở đầu mút vỏ hoặc đỉnh ở giữa vỏ nh− hến Corbicula. Vùng l−ng vỏ nơi đỉnh vỏ trái và phải gần sát nhau.Về phía tr−ớc và phía sau đỉnh vỏ, có thể phân biệt hai vùng hình tròn, giới hạn bởi hai gờ l−ng, đó là vùng l−ng tr−ớc và vùng l−ng sau. Chính giữa vùng l−ng sau có thể thấy dây chằng. Mặt vỏ trai có nhiều đ−ờng sinh tr−ởng đồng tâm. Nhiều loài có thể có các cấu tạo trang trí nh− gờ, nếp nhăn, nốt sần. Cạnh l−ng một số giống nh− Cristaria (trai cánh) có thể có cánh phát triển (cánh
tr−ớc và cánh sau). Vùng l−ng vỏ, là chỗ tựa cho trai khép mở vỏ gồm cả dây chằng gọi là vùng bản lề. Mặt trong của vùng bản lề có răng vỏ. ở bọn Heterodonta nh− hến, ngao thì răng vỏ phát triển đủ gồm các răng chủ ở chính giữa t−ơng ứng với đỉnh vỏ và răng bên tr−ớc, răng bên sau hình gờ dài hay mấu nhọn.
Hình 29 : Cấu tạo vỏ trai
1. đỉnh vỏ; 2. Răng chủ giả; 3. Vết bám của cơ khép vỏ tr−ớc; 4. Vết bám của cơ tr−ớc; 5. Vết bám của cơ duỗi chân tr−ớc; 6. Đ−ờng viền mép áo; 7. Vết bám của cơ
khép vỏ sau; 8.Vết bám cơ sau; 9. Răng bên; 10. Dây chằng.
Mặt trong của vỏ có lớp xà cừ có màu sắc khác nhau: Trắng, xanh, hồng, tím, ngũ sắc…Phần đầu và cuối vỏ thấy các vết cơ bám của khối cơ khép vỏ, cơ vận động chân, có một đ−ờng mép nối liền 2 vệt cơ bám tr−ớc và sau.
Các đặc điểm về hình dạng, kích th−ớc, màu sắc của vỏ ở bên ngoài, bên trong. Các đặc điểm về răng vỏ, cơ khép vỏ hay các đặc điểm riêng biệt của vỏ là những đặc điểm để phân loại động vật hai mảnh vỏ.
Trong phân loại của động vật 2 mảnh vỏ ng−ời ta còn dựa vào các đặc điểm của mang với 4 loại mang :
- Mang nguyên thuỷ, có 2 dãy điển hình gồm một trụ và 2 lá mang đính dọc theo trụ.
- Mang sợi, các lá mang kéo thành sợi dài, có phần ngọn gấp lên trên.
- Mang chính thức (mang tấm) phức tạp nhất, giữa các nhánh lại có thêm cầu nối ngang, tạo thành các tấm mang .
- Mang ngăn là dạng mang tấm tiêu giảm đi, hình thành các vách cơ, ngăn xoang áo thành xoang hô hấp. Vách ngăn thủng một đôi chỗ để n−ớc từ xoang áo thông với xoang hô hấp.
II. Dinh d−ỡng:
Đa số động vật hai mảnh vỏ dinh d−ỡng theo lối ăn lọc thụ động. Thức ăn gồm các loại sinh vật phù du cỡ nhỏ, chất vẩn và các chất hữu cơ lơ lửng trong thuỷ vực.
III. Sinh sản:
Hình thức sinh sản hữu tính. Đực cái phân tính hay l−ỡng tính.
Đối với động vật hai mảnh vỏ sống ở biển. Trứng sau khi thụ tinh phát triển qua giai đoạn ấu trùng luân cầu Trochophora và ấu trùng Veliger. ấu trùng Veliger của động vật hai mảnh vỏ giống ấu trùng Veliger của lớp chân bụng nh−ng không xoắn vặn nên có đối xứng hai bên. Tấm vỏ đ−ợc tuyến vỏ tiết ra hình thành ở mặt l−ng. Đầu tiên là một tấm vỏ liền, sau đó hình thành vết gấp, bản lề, dây chằng tạm thời.
Hình: ấu trùng Glochidium ở trai. I. Cấu tạo ấu trùng; II. ấu trùng bám ở trai. 1. Vỏ; 2. Răng vỏ; 3. Cỏ khép; 4. Lông cảm giác.
Động vật 2 mảnh vỏ của n−ớc ngọt sinh sản phức tạp hơn.Từ trứng thụ tinh trong tấm mang, phát triển thành ấu trùng Glochidium có hai mảnh vỏ, có gai bám và tuyến dính. Chân, miệng, hậu môn, ống tiêu hoá ch−a phát triển. ấu trùng theo ống thoát ra ngoài, bám vào cá n−ớc ngọt và kí sinh ở mang, vây cá trong khoảng từ 10 –
30 ngày thì rơi xuống đáy. thành con trai con.
IV. Phân bố và ý nghĩa:
Động vật hai mảnh vỏ chỉ phân bố ở d−ới n−ớc. Khoảng 1/5 phân bố trong n−ớc ngọt còn đa số phân bố trong n−ớc lợ và mặn.
Một số đối t−ợng trong lớp 2 mảnh vỏ là đối t−ợng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nh− : Hầu, vẹm, ngao, sò, trai ngọc…Ngoài ra, sản phẩm của chúng còn sử dụng làm đồ trang sức, mỹ nghệ hay vật liệu xây dựng.