Tổng hợp kết quả định lượng trên cây đước.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu để xác định hàm lượng Tannin của cây Trang (Kandelia Obovata Sheue, LiuYong) và cây Đước (Trang 30 - 33)

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả định lượng tanin trong cây đước ở các độ tuổi. Bộ phận Cây Lá Vỏ cành Vỏ thân Đước 9 tuổi 4,68 ± 0,47 9,11 ± 0,27 10,85 ± 0,94 Đước 10 tuổi 4,74 ± 0,69 9,10 ± 0,54 11,47 ± 0,70 Đước 11 tuổi 4,74 ± 0,70 9,10 ± 0,52 12,47 ± 0,27

Hình 3.4. Đồ thị so sánh hàm lượng tanin trong lá cây đước ở các độ tuổi khác nhau.

Từ bảng 3.6 và hình 3.4 ta thấy hàm lượng tanin trong lá đước ở các độ tuổi khác nhau hầu như không có sự thay đổi. Cây đước 9 tuụỉ, 10 tuổi, 11 tuổi có hàm lượng tanin lần lượt tương ứng là 4,68 ± 0,47%, 4,74 ± 0,69%, 4,74 ± 0,70%.

Chúng tôi thấy, sở dĩ không có sự khác biệt lớn về hàm lượng tanin của lá cây đước ở các độ tuổi khác nhau là do: lá là cơ quan sinh dưỡng của

cây, nơi chế tạo chất hữu cơ nuụi cõy và có hoạt động sinh lý trao đổi chất rất mạnh mẽ đồng thời để thích nghi với môi trường ngập mặn cây đước có đặc điểm tập trung muối thừa ở cỏc lỏ già và sau đó loại bỏ cỏc lỏ già này. Chớnh vỡ những đặc điểm này mà cây đước thường xuyên thay lá do đó cây dù trồng sớm hay muộn thì thời gian lá tồn tại trờn cõy và tích luỹ các chất là tương đương nhau. Vì vậy, hàm lượng tanin ở lá của các cây trồng có độ tuổi khác nhau cũng không có sự thay đổi.

Hình 3.5. Đồ thị so sánh hàm lượng tanin trong vỏ cành cây đước ở các độ tuổi khác nhau.

Từ kết quả định lượng ở bảng 3.6 và hình 3.5 chúng tôi thấy hàm lượng tanin trong vỏ cành đước ở các độ tuổi khác nhau hầu như không có sự thay đổi. Cây đước 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi có hàm lượng tanin lần lượt tương ứng là 9,11 ± 0,27%, 9,10 ± 0,54%, 9,10 ± 0,52%.

Hình 3.6. Đồ thị so sánh hàm lượng tanin trong vỏ thân cây đước ở các độ tuổi khác nhau.

Từ kết quả định lượng ở bảng 3.6 và hình 3.6 chúng tôi thấy hàm lượng tanin trong vỏ thân đước ở các độ tuổi có sự khác nhau. Hàm lượng tanin tăng dần theo độ tuổi, cõy đước 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi có hàm lượng tanin lần lượt tương ứng 10,85 ± 0,94%, 11,47 ± 0,7%, 12,47 ± 0,27%. Kết quả thu được cho thấy hàm lượng tanin ở vỏ thân cây đước là khá cao, tuy nhiên hàm lượng cao hay thấp còn phụ thuộc vùng trồng. Ví dụ ở Ấn Độ hàm lượng này là 25-35%, Tanganica 36,5%, Malayxia 30-40%, Philippin 27,0% và cũng có thể nú cũn phụ thuộc vào PP định lượng. Nhìn chung hàm lượng tanin trong vỏ thân đước dao động từ 8-40% [19].

Thân cây đước cấu trúc gồm 2 phần là vỏ và trụ phân biệt rõ rệt. Phần ngoài cùng của mô mềm vỏ có lớp tế bào hạ bì hình chữ nhật. Rải rác trong các tế bào mô mềm vỏ cú cỏc thể cứng hình sao và tinh thể oxalat canxi có tác dụng tăng cường sự vững chắc cho cây, thể hiện sự thích nghi trong cấu trúc cơ học của cây với môi trường. Trong phần trụ cú cỏc tế bào mô mềm ruột và cỏc bú mạch [13]Khi cây càng già thì độ dày vỏ càng lớn

do sự tăng kích thước của các tế bào chứ không phải do sinh ra các tế bào mới trong đó cú cỏc tế hạ bì - nơi chứa nhiều tanin. Vì vậy, có thể khi kích thước tế bào tăng lên thì cũng làm tăng sự tích lũy các chất trong tế bào.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu để xác định hàm lượng Tannin của cây Trang (Kandelia Obovata Sheue, LiuYong) và cây Đước (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w