Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã (Trang 26 - 31)

2. Những biện pháp chủ yếu nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường THPT N huyện K tỉnh Q.

2.4.Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách của giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông, người làm công tác quản lý cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

2.4.1. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên.

- Vấn đề nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao đội ngũ nhà giáo đối với mỗi giáo viên là một công việc hết sức cần thiết. Hiểu và nhận thức đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giáo dục giai đoạn hiện nay, mỗi một người thầy sẽ nhận thức đúng vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ. Nhận thức đúng điều đó, họ sẽ sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ đạo của chi bộ tổ chức nói chuyện thời sự hoặc tổ chức các lớp học về tư tưởng Hồ Chí Minh, về độc lập dân tộc, về xu thế toàn cầu hoá, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp giáo dục. Sau các đợt học tập, giáo viên viết thu hoạch, nhà trường và chi bộ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

- Tổ chức học tập nghị quyết của Đảng các cấp, các văn bản pháp quy, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch năm học của trường. Yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Đề xuất với chi bộ Đảng cử giáo viên ưu tú tham gia lớp cảm tình Đảng và phấn đấu kết nạp 4-5 quần chúng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản trong một năm.

- Bồi dưỡng phẩm chất chính trị với các hình thức:

+ Tổ chức theo đơn vị trường (hoặc liên trường) nghe quán triệt chỉ thị, Nghị định của các cấp uỷ, địa phương của ngành.

- Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chỉ thị số 06/CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh

thành tích trong Giáo dục, hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, v.v…

- Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, phẩm chất đạo đức của người thầy phải được coi trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thầy phải xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải xây dựng thói quen làm việc có kỷ cương, nề nếp, lương tâm, trách nhiệm. Thông qua bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho thầy cô giáo có niềm tự hào gắn bó với nghề, với trường để tạo động lực phát triển nhà trường. Hàng năm, nhà trường kết hợp với tổ chức công đoàn cho giáo viên nghiên cứu luật giáo dục, luật công chức. Hiệu trưởng xây dựng hòm thư góp ý để kịp thời điều chỉnh các hành vi thiếu chuẩn mực của giáo viên.

- Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng chất lượng giáo viên. Tình yêu thương học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho giáo viên có trách nhiệm cao với công việc. Tình yêu thương học sinh thể hiện trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục, đó cũng là điểm xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Để tăng thêm lòng yêu nghề của người thầy, tập thể học sinh có sự tác động mạnh. Nhà trường kết hợp với tổ chức Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ học sinh trong trường giáo dục con em, xây dựng kỷ cương nề nếp dạy học để tăng thêm lòng yêu trường, mến lớp trong mỗi người thầy.

2.4.2. Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm

Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỷ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục học sinh, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục giảng dạy. Đặc biệt trong khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình nội dung sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng bộ môn. Giáo viên cũng cần có kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh.

Các biện pháp thực hiện:

- Tổ chức hội thảo cấp trường chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm cung cấp cho giáo viên kinh nghiệm trong soạn bài, lên lớp.

- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh trong giáo dục con em: một tháng giáo viên chủ nhiệm mời ban chấp hành chi hội phụ huynh tham gia sinh hoạt với lớp ít nhất một lần.

- Họp tổ chủ nhiệm một tháng một lần để trao đổi tình hình học sinh, rút kinh nghiệm trong quản lý và bàn bạc nhằm tìm biện pháp hữu ích trong công tác chủ nhiệm.

- Kết hợp với tổ chức công đoàn dạy thêm cho giáo viên môn ngoại ngữ và vi tính.

- Thường xuyên dự giờ thăm lớp. Đối với giáo viên trẻ quy định dự 2 tiết/tuần.

2.4.3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn

Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm. Muốn có năng lực sư phạm tốt, phải có năng lực chuyên môn vững vàng. Các biện pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên cụ thể như sau:

- Xây dựng tổ chuyên môn thực sự là nơi diễn ra hoạt động chuyên môn sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phấn đấu vươn lên của mỗi thành viên trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy. Người quản lý cần xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của tổ và nhóm chuyên môn trong nhà trường. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường; đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với giáo viên. Nề nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn là 2 lần/ tháng.

Nội dung và hình thức sinh hoạt góp phần đảm bảo kỷ cương nề nếp và nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể:

+ Phản ánh những tiết khó trong phân phối chương trình. + Dự giờ, đánh giá, góp ý giờ dạy.

+ Hội thảo các chuyên đề như: chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ trưởng cử giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng dạy thử nghiệm, tổ góp ý cùng tìm ra hướng đi phù hợp.

+ Góp ý xây dựng soạn giáo án chung với những tiết khó.

+ Khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dụng dạy học, tự trích một phần quỹ lương để mua tài liệu có nội dung phù hợp với bộ môn.

+ Quy định viết sáng kiến kinh nghiệm là một tiêu chí trong đánh giá thi đua của giáo viên. Đề tài có thể là một tiết dạy mà giáo viên cho là thành công…

- Về phía nhà trường, ban giám hiệu phân công hợp lý các thành viên phụ trách các tổ chuyên môn và quản lý các khối lớp để cùng sinh hoạt chuyên môn với tổ để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch trong giảng dạy, trong quản lý sổ sách, trong chế độ cho điểm, cộng điểm…

- Từng bước đầu tư xây dựng thư viện và thiết bị dạy học phù hợp với đặc trưng của từng bộ môn.

- Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, bồi dưỡng định kỳ do sở hoặc bộ tổ chức theo chuyên đề. Sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến, áp dụng.

- Vận động và cử giáo viên có năng lực, có điều kiện tham dự các lớp đào tạo các lớp đào tạo thạc sỹ (3-5 đồng chí/năm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là hình thức mang tính chiến lược của nhà trường, phù hợp với chiến lược về phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, giúp nhà trường tạo dựng mũi nhọn trong đào tạo học sinh giỏi.

2.4.4. Bồi dưỡng cho cán bộ tiếp cận công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Hiện nay, công nghệ thông tin đang ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống.

Một phần của tài liệu tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã (Trang 26 - 31)