Phân công, bố trí giáo viên

Một phần của tài liệu tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã (Trang 25 - 26)

2. Những biện pháp chủ yếu nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường THPT N huyện K tỉnh Q.

2.3.Phân công, bố trí giáo viên

Phân công, bố trí giáo viên, nhân viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng giáo viên, ngược lại phân công bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Đối với trường THPT N, là một trường mới thành lập, số giáo viên trẻ nhiều lại ở xa trường, một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Vì vậy,

việc phân công bố trí giáo viên đòi hỏi người hiệu trưởng phải hết sức thận trọng. Biện pháp thực hiện:

- Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng.

- Tổ chuyên môn trao đổi, bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước.

- Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định.

- Hiệu trưởng căn cứ vào năng lực chuyên môn và sự đề đạt của học sinh (thông qua phiếu thăm dò) để bố trí.

- Do đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, đối với những giáo viên dạy không đủ tiết bộ môn của mình, hiệu trưởng dựa vào khả năng, năng lực của giáo viên, khéo léo thuyết phục giáo viên chấp nhận dạy thêm một số tiết môn phụ khác.

- Chú ý đến nguyên tắc đảm bảo sự ổn định, kế thừa, quan tâm đến học sinh cuối cấp, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giáo viên dạy chương trình chuyên ban, v.v…

- Giao giáo viên có kinh nghiệm lâu năm công tác kèm cặp giáo viên mới ra trường.

- Khi phân công giáo viên, hiệu trưởng phải chú ý đảm bảo định mức mặt bằng lao động, quan tâm tới đề nghị chính đáng của giáo viên với phương châm để cho giáo viên phát triển tốt.

- Khi phân công giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc căn cứ vào phân công chuyên môn, hiệu trưởng cần đưa ra những tiêu chí để lựa chọn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đồng thời thăm dò nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh. Giảm thiểu tối đa những giáo viên dạy ít tiết (1 đến 2 tiết trong một lớp) chủ nhiệm lớp đó. Nên bố trí chủ nhiệm trọn khoá (từ lớp 10 đến lớp 12) để giáo viên chủ động và có biện pháp linh hoạt nhuần nhuyễn trong giáo dục học sinh. Hiệu trưởng giao quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc nhận hoặc từ chối học sinh cá biệt của lớp.

Một phần của tài liệu tiếp tục chương trình xoá đói, giảm nghèo, chú trọng phát triển các đô thị nhỏ, các điểm bưu điện, văn hoá ở làng, xã, các trung tâm văn hoá cụm xã (Trang 25 - 26)