3.1.2.1 Khung pháp lý về Marketing điện tử tại Việt Nam
Năm 2005, luật giao dịch điện tử được ban hành, sau đó nghị định thi hành luật trong thương mại điện tử được ban hành. Vào năm 2007, nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet cũng được ban hành. Ngoài ra, tháng 8/2008, nghị định về chống thư rác cũng đã ra đời. Có thể thấu rằng các văn bản luật và các nghị định đã được ban hành tương đối đầy đủ, tạo tiền đề cho thương mại điện tử và đặc biệt là E- marketing phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ nhanh chóng của Internet và được xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ và số người sử dụng thuộc loại cao tại Châu Á. Cộng thêm sự nổ rộ của các hình thức xã hội ảo forum, blog như facebook.com, myspace.com, zing.vn… ngày có nhiều thành viên tham gia. Năm 2014 là năm đầu tiên mạng xã hội vượt các công cụ tìm kiếm để trở thành công cụ phổ biến nhất để quảng bá website. Có tới 50% doanh nghiệp cho biết đã tiến hành quảng bá website trên các mạng xã hội, cao hơn một chút so với các công cụ tìm kiếm (47%). Chính vì vậy đây là một công cụ mới để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu nhanh chóng thông qua hình thức E- marketing.
Hiện nay có khá nhiều hình thức Marketing điện tử mà các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng như: tiếp thị số trực tuyến thông qua website để quảng bá doanh nghiệp cũng nhưng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, quảng cáo banner, Email marketing, Forum sending/social network/ blog marketing, video/music online, SEO, quảng cáo theo ngữ cảnh bài viết Google Adword…
Con số thực tế cho biết: 64% doanh nghiệp bán hàng qua mạng đã tăng lợi nhuận và doanh thu; 48% thấy Internet đã giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động xét về mặt địa lý; 73% tiết kiệm được nhờ giảm chi phí điều hành. Theo ước tính, năm 2015 tỷ trọng đầu tư vào marketing điên tử trong tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng do internet có tốc độ phát triển cáo hơn nên các doanh nghiệp cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức marketing điện tử với tập khách hàng tiềm năng là giới trẻ và nhiên viên văn phòng. Hơn nữa marketing trên Internet không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành hoạt động marketing và trao đổi với khách hàng trên toàn thế giới. Tuy có nhiều lợi thế, hiệu quả khả quan nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác triệt các cơ hội để hình thức mới này.
Nguyên nhân chủ yếu là trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp, môi trường internet vẫn khá mơ hồ, thiếu kiến chuyên sâu và nhân lực trong TMĐT nói chung và triển khai các hoạt động marketing điện tử nói riêng. Họ thiếu thông tin về thị trường, cũng như chưa hiểu biết sâu sắc thói quen, sở thích, lối sống, tâm lý của người sử nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu, những trang web quảng cáo hiệu quả nhất, những cách quảng cáo hiệu quả. Bên cạnh đó theo nhiều phân tích, người dùng Internet ở Việt Nam là quá trẻ, với khoảng 80% dùng dùng internet ở dưới độ
tuổi 30 (và 70% trong số đó là dưới 24 tuổi). Thực tế, đây không phải là khách hàng tiềm năng của nhiều doanh nghiệp, vì phần lớn những người chủ, những người quản lý trong các doanh nghiệp Việt Nam có độ tuổi cao hơn nên họ e ngại khi quyết định phân bổ ngân sách cho hoạt động này.
Các Công ty quảng cáo của Việt Nam hiện nay cũng chưa đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ chỉ quen với cách tiếp thị truyền thống, nên không thể tư vấn cho khách hàng tiếp thị online một cách đầy đủ. Tình hình này có thể sẽ nhanh chóng được cải thiện khi hiện tại đã có nhiều Công ty Việt Nam và nước ngoài cùng đầu tư khai thác marketing điện tử. Khi quảng cáo trên internet, thông tin không nên quá phức tạp và khi thiết kế nên để rõ nhãn hiệu, bởi một số doanh nghiệp chỉ quảng cáo hình ảnh nên người tiêu dùng không biết quảng cáo của Công ty nào. Quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với thị trường internet rộng lớn với hơn 20 triệu người sử dụng, tức 20 triệu khách hàng tiềm năng. Chủ yếu hiện nay vẫn là quảng cáo dạng banner/pop-ups hay mua từ khóa của công cụ tìm kiếm, nhưng còn rất nghèo nàn, đơn điệu về hình thức, cũng như thiếu chuẩn hóa (ví du: chuẩn Display Impressions năm 2003 hay Digital Video Impressions năm 2006 như của IAB, Mỹ).
Những hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến khác còn sơ khai và chưa thực sự được sử dụng rộng rãi trong giới làm tiếp thị tại Việt Nam. Do tính chất phân nhánh mạnh mẽ của internet, các doanh nghiệp dễ bị rơi vào cảnh không nhận biết được phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu để quảng cáo. Chưa kể đa số người sử dụng internet Việt Nam là giới trẻ đã không hấp dẫn nhiều doanh nghiệp có sản phẩm nhắm vào phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn.
Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nghiên cứu lại cách tiếp thị với sự bổ sung của internet, sau đó lập ra kế hoạch hành động cụ thể để tranh thủ ngay các cơ hội mới. Xác định lại khách hàng mục tiêu ở đâu trên internet cũng là một việc làm quan trọng trong giai đoạn này.