C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
2. Khuyến nghị
2.4. Về phía sinh viên
- Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. Có 3 hình thức đăng ký các học phần sẽ học trong mỗi học kỳ: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
+ Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng;
+ Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;
+ Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi
không có lớp.
Tuỳ điều kiện đào tạo của từng trường, Hiệu trưởng xem xét, quyết định các hình thức đăng ký thích hợp.
- Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
+ 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
+ 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
+ Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
- Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
- Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
- Phòng đào tạo của trường chỉ nhận đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của cố vấn học tập trong sổ đăng ký học tập hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. Khối lượng đăng ký học tập của sinh viên theo từng học kỳ phải được ghi vào phiếu đăng ký học do phòng đào tạo của trường lưu giữ.
Trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa, từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm (cố vấn học tập). Đăng ký học phần trong mỗi học kỳ của sinh viên phải đảm bảo điều kiện môn tiên quyết, học trước, song hành của các học phần đặt ra trong chương trình đào tạo. Đăng ký khối lượng học tập, quyết định sẽ học những học
phần nào trong học kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với người học. Đăng ký đúng với năng lực của bản thân dẫn đến kết quả học tập tốt, làm cho sinh viên phấn khởi trong học tập. Đăng ký vượt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm sinh viên hoang mang, bối rối, ảnh hưởng trực tiếp đến học tập trong học kỳ sau và có những quyết định sai lầm tiếp trong đăng ký các học phần tiếp theo.
Nói tóm lại, khâu mấu chốt cuối cùng là kiểm tra, đánh giá việc tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ một cách định kỳ theo từng học kỳ để từ đó phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu để đề ra hướng khắc phục kịp thời, đảm bảo kế hoạch đào tạo được trôi chảy.
Nhìn chung để phù hợp với tình hình hiện tại bản thân xin đưa ra một mô hình về việc Tổ chức các lợp học phần theo học chế tín chỉ như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC PHẦN HỌC THEO CHẾ TÍN CHỈ
Sinh viên
Kiểm tra, đánh giá kết quả Ban Giám hiệu
Thiết kế chương trình đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo
Tổ chức cho sinh viên đăng ký học phần Phân công cán bộ giảng dạy Bố trí phòng học ,Giảng đường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển năng lực cá nhân của người học - Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đào
tạo liên thông trong Hệ thống tín chỉ” - PGS.TS. Phan Quang Thế
2. http://vnu.vn/dhqg/contents/index.php?ID=2340 – Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đào tạo – ĐHQGHN
3.Quy chế đào tạo theo chế tín chỉ kèm theo Quyết định số
43/QQD-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15.8.2008 về đào tạo theo hệ thống tín chỉ và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Đảng uỷ trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế (2007), Nghị quyết số 27/NQ/ĐU/BCM ngày 03.01/2007 về việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
5.Lê Viết Khuyến., Cải tiến quản lý đào tạo theo Học chế học phần, Hội nghị giáo dục Đại học toàn quốc, 1994.
6.Vụ Đại học và Sau Đại học., Hệ thống tín chỉ, tài liệu phổ biến cho các trường Đại học và Cao đẳng, 2000.
7. Các “báo cáo tổng kết năm học” của trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp từ 2006-2007 đến 2009-2010.
8. Báo cáo tóm tắt “Định hướng phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 và các giải pháp thực hiện”, Thái Nguyên 2010.
9. http://www.vatgia.com/hoidap/4006/272184/ - So sánh ưu nhược điểm của đao tạo theo niên chế và đào tạo theo tín
10. www.ntu.edu.vn/phongban/.../file/.../hoinghikhoacntt.doc.aspx 11. http://ktmt.phpnet.us/tinchi/DHHue_khoidaunan.htm
12.http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1736/C1750/C1880/2006 /05/N10139/?35 - Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh với 13 năm thực hiện học chế tín chỉ
13. Đào Tạo theo Tín Chỉ ở Các Trường Đại Học Nước Ngoài
14.http://dt.ussh.edu.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=301&Itemid=136 -Chuyển đổi sang hệ thống đào tạo tín chỉ tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức (TS. Nhut Ho & TS. Michelle Zjhra)
15. http://pdt.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=2069&ur=pdt - Mục tiêu sư phạm của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách cho giáo dục Việt Nam (TS. Elis Mazuz & TS. Phạm Thị Ly) -
16. http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=65&News=1560 &CategoryID=6 Đào tạo theo tín chỉ ở Mỹ (Nguyễn Hữu Việt Hưng)