Về phía Ban Giám hiệu

Một phần của tài liệu tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ ở trường đại học ngoại ngữ đại học huế (Trang 40 - 41)

C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

2. Khuyến nghị

2.1. Về phía Ban Giám hiệu

Ban giám hiệu chỉ đạo các Khoa và phòng Đào tạo từng bước thiết kế khung chương trình dành cho các chuyên ngành đào tạo riêng cho mình trên cơ sở “Qui chế xây dựng khung chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo theo hệ thống tín chỉ” . Qui chế đào tạo của cơ sở phải có đầy đủ các qui định về tổ chức và quản lý chất lượng cho qui trình đào tạo tín chỉ: Qui định qui trình đăng ký học, qui định dạy và học ở lớp đông, lớp nhỏ, lớp thực hành thực tập, lớp chuyên đề.. (thí dụ: lớp chuyên đề ít người học, giảng viên chỉ hướng dẫn cách học và làm tiểu luận môn học...). Qui định về kiểm tra đánh giá tích lũy học phần, thang điểm và mức độ tích luỹ (từ xuất sắc đến không đạt, bổ sung bài làm… học lại…). Qui định về trách nhiệm các thành viên tham gia qui trình đào tạo (Trường, phòng ban, khoa chuyên môn, bộ môn, cán bộ, giảng viên, nhân viên …) . …

Chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo (tốt nhất là 50% học phần bắt buộc, 30% học phần tự chọn có hướng dẫn, 20 % học phần tuỳ chọn) cho từng ngành đào tạo (các học phần cốt lõi hay khó tự học thì cho nhiều tín chỉ, các học phần bổ trợ hay dễ tự học thì cho ít tín chỉ). Nếu không có nhiều học phần tự chọn hay tuỳ ý thì đào tạo theo học chế tín chỉ không khác gì đào tạo theo niên chế.

- Modun hoá chương trình đào tạo theo khối kiến thức (giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp), theo môn học (chuyển thành các học phần từ 2 đến 4 tín chỉ, trong đó giai đoạn đầu của đào tạo theo học chế tín chỉ nên là 60% lên lớp + 40% tự học hoặc thực hành).

- Thiết kế lịch trình tích luỹ ngành học theo các môn học/ học phần cốt lõi và tiên quyết tường minh để người học chủ động tự thiết kế lịch trình tích luỹ riêng của mình và chọn thầy dạy giỏi để học (làm cho các thầy phải phấn đấu dạy giỏi liên tục).

- Thống nhất việc xây dựng mã học phần chuẩn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo đề ra.

Chỉ đạo phòng KT-ĐBCGD khảo sát thực tế về kết quả đào tạo của từng ngành thông qua các nhà tuyển dụng việc làm ở địa phương cũng như ở các tỉnh thành khác trong nước và quốc tế để đánh giá kết quả và đưa ra phương án giải quyết khâu “xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội”.

Chỉ đạo Phòng CTSV xây dựng đội ngũ cố vấn học tập (tốt nhất là toàn bộ cả chuyên viên đào tạo và giảng viên được huấn luyện và tham gia)

Chỉ đạo phòng TCHC triển khai các điều kiện về dạy và học (giảng đường, phòng học, phòng học chưa số sinh viên lượng lớn (150 sv trở lên) đặc biệt là mở rộng thêm dãy nhà học, thư viện để học viên ngồi tự học chờ chuyển giờ,… trang thiết bị dạy và học…)

- Triển khai các điều kiện về quản lý đào tạo một cách tốt nhất như: trang thiết bị tin học, phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ ưu việt, hệ thống mạng internet tốc độ, các văn bản mẫu (đăng ký học, học lại, cải thiện, tư chọn tự do, học hai chương trình, thi đi, thi lại…). Thiết bị điện tử (đọc các văn bản, đơn từ…thống kê, lên danh sách học viên…). Xây dựng thêm Modul và hệ thống Account cho từng học viên trong trang thông tin đào tạo tín chỉ để thu thập thông tin và trao đổi trong dạy và học.

Một phần của tài liệu tổ chức các lớp học phần theo học chế tín chỉ ở trường đại học ngoại ngữ đại học huế (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w