Hiệu quả phòng trừ bệnh hại bằng các chế phẩm sinh học

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh hại bằng chế phẩm sinh học trên cây dưa leo trong nhà màng tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM (Trang 40 - 42)

− Bệnh phấn trắng xuất hiện sau khi được khoảng 25 ngày tuổi và phát triển mạnh sau 30 ngày tuổi

− Bệnh xuất hiện phá hại ngay từ thời kỳ cây con. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.

Bảng 3.4: Diễn biến bệnh phấn trắng trên dưa leo và biện pháp phòng trừ sâu bằng chế phẩm sinh học và thuốc hóa học

STT Ngày điều tra

Giai đoạn sinh trưởng của cây

Mật độ bệnh

Trichoderma Hexanconazolel

1 11/06 Cây được 13-15 cặp cành

cấp một 4,6 5,8

2 14/06 Cây bắt đầu ra hoa 5,0 4,2 3 18/06 Cây bắt đầu có quả nhỏ 5,8 2,4

4 21/06 Giai đoạn cây bắt đầu ra lứa

quả đầu tiên / 1,4

5 28/06 Giai đoạn cây chuẩn bị thu

Biểu đồ 3.3: so sánh khả năng tiêu diệt và phòng trừ của chế phẩm sinh học và thuốc hóa học.

− Bệnh phấn trắng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất sau này của dưa leo. Tình hình bệnh phấn diễn ra rất phước tạp và rất khó kiểm soát.

− Ở công thức sử dụng các chế phẩm sinh học bệnh được phát hiện vào ngày 10/06 nhưng với tỷ lệ rất thấp chỉ 0,6% nhưng đến ngày 14/06 thì bệnh đột ngột tăng cao lên 7,4%. Saukhi phát hiện bệnh với tỷ lệ cao, cán bộ ký thuật đã sử dụng biện pháp hóa học phun.. Đến ngày 21/06 thì bệnh bắt đầu giảm dần còn 6% và đến ngày 28/06 bệnh giữ ở mức 3,2%.

− Ở công thức dùng thuốc trừ bệnh hóa học thì khi phát hiện bệnh cũng ở tỷ lệ thấp 1,2% và cũng đột ngột tăng cao sau 4 ngày thì tỷ lệ bệnh đã là 11,4%. Việc phun thuốc hóa học được tiến hành ngay sau đó. Nhờ vậy mà bệnh được kìm hãm ở mức thấp (biểu đồ 3.2).

− Như vậy: Sử dụng chế phẩm Trichoderma phun qua lá không có hiệu quả phòng trừ bệnh phấn trắng hại dưa leo và hiệu quả thấp hơn hẳn so với phun thuốc Hexanconazolel.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu, bệnh hại bằng chế phẩm sinh học trên cây dưa leo trong nhà màng tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)