Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu bài giảng môn Tài chính Tiền tệ 2012.doc (Trang 64 - 65)

III. Ngân hàng thương mại

4. Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại

Khả năng này được hiểu như là năng lực trả tiền kịp thời đối với các khách hàng của mình. Bao gồm 2 khoản chính sau đây:

- Tiền mặt tại quỹ và tiền gởi tại tài khoản vãng lai của ngân hàng tại NHTW. Đây là năng lực thanh toán thường trực và nhanh nhất của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng.

- Các khoản cho vay dưới hình thức tín dụng không kỳ hạn, chiết khấu những loại giấy tờ có giá,… mà ngân hàng có thể thu nợ nhanh hoặc mang tái chiết khấu tại NHTW

Khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: tính chất của khoản tiền gởi (tiền gởi không kỳ hạn thì ngân hàng phải đảm bảo năng lực thanh toán thường trực hơn so với khoản tiền gởi có kỳ hạn), tình trạng bất ổn của nền kinh tế làm ảnh đến lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng thương mại. Do đó, ngân hàng cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu duy trì khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của tiền vốn.

155

Chương VIII

LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. LẠM PHÁT

1. Khái niệm

Tiền giấy là dấu hiệu của vàng, thay thế cho vàng làm chức năng thanh toán và làm phương tiện trao đổi. Tiền giấy bản thân nó không có giá trị mà chỉ có giá trị danh nghĩa, cho nên nó không thể tự điều hoà giữa chức năng lưu thông và tích trữ, do đó tiền giấy bị mất giá là trở thanh một hiện tượng phổ biến và thường xuyên trong xã hội ngày nay.

Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn gập trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hoá làm cho tiền giấy bị mất giá và giá cả hàng hoá được biểu hiện bằng đồng tiền mất giá không ngừng tăng lên.

Khi nói đến lạm phát thì cũng nên nói đến giảm phát. Giảm phát là một hiện tượng trái ngược lại hiện tượng lạm phát. Trong tình trạng đó dẫn đến một loạt các doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, sức sản xuất giảm, nền kinh tế bị khủng hoảng. Trong khi đó, Keynes lại cho rằng, hiện tượng giảm phát có thể xảy ra nếu nhà nước tăng lượng tiền vào lưu thông nhưng không làm cho giá cả hàng hoá tăng lên.

Trong thực tế, hiện tượng giảm phát ít xảy ra một cách tự nhiên mà thường là một việc làm chủ quan của NN nhằm hạn chế ngay nhu cầu để giảm những mất cân đối trong nền kinh tế.

2. Một số luận thuyết về lạm phát2.1. Lạm phát lưu thông tiền tệ 2.1. Lạm phát lưu thông tiền tệ

Tiêu biểu cho quan điểm này là J.Bodin và M. Friedman cho rằng: lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. Friedman nói: “Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”.

156

2.2. Lạm phát cầu dư thừa tổng quát

Lý thuyết này do J.M.Keynes đề xướng. Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của lạm phát là do sự biến động cung cầu. Khi mức cung vượt quá mức cầu thì dẫn đến tình trạng đình đốn sản xuất. Nhà nước cần tăng lượng tiền vào lưu thông, tăng chi tiêu nhà nước, tăng tín dụng nghĩa là tăng cầu để đạt được mức cân bằng giữa cung và cầu và vượt cung. Khi đó lạm phát xuất hiện. Ở đây, lạm phát có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, chống suy thoái.

2.3. Lạm phát chi phí

Luận thuyết này cho rằng: lạm phát nảy sinh do mức tăng chi phí sản xuất kinh doanh nhanh hơn mức tăng năng suất lao động. Mức tăng này chủ yếu là tăng về tiền lương, giá các nguyên, nhiên, vật liệu,….

Lạm phát nảy sinh là do sự mất cân đối sâu sắc trong chính cơ cấu của nền kinh tế (mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và dịch vụ,…), chính sự mất cân đối này làm cho nền kinh tế phát triển không có hiệu quả.

3. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Từ những luận thuyết trên ta có thể thấy nguyên nhân và bản chất của lạm phát được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung qui lại lạm phát xuất hiện do những nguyên nhân sau:

- Sự mất cân đối của nền kinh tế quốc dân, sản xuất thấp kém, thâm hụt ngân sách quốc gia. Đây được coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Nói cách khác, sự khủng hoảng của nền kinh tế và tài chính của một quốc gia là nguyên nhân cơ bản và sâu xa đưa đến lạm phát.

- Lượng tiền cung cấp vào lưu thông quá mức cần thiết cũng là nguyên nhân trực tiếp của lạm phát. - Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là hệ thống chính trị bị khủng hoảng do những tác động bên trong hoặc bên ngoài, làm cho lòng tin của dân chúng vào chế độ tiền tệ NN bị ảnh hưởng, từ đó làm uy tín và sức mua của đồng tiền bị giảm sút.

157

- Nguyên nhân chủ quan khác đó là do NN chủ động sử dụng lạm phát như là một công cụ để thực thi chính sách kinh tế của mình.

Từ những phân tích trên có thể nói rằng lạm phát vừa là một phạm trù kinh tế khách quan, vừa là một công cụ kinh tế được NN sử dụng để phát triển kinh tế. Vì việc phân phối sản phẩm và thu nhập đều được thực hiện thông qua tiền tệ nên lạm phát là biện pháp để phân phối lại sản phẩm và thu nhập trong nền kinh tế. Như vậy lạm phát mang bản chất kinh tế – xã hội sâu sắc chứ không phải là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu bài giảng môn Tài chính Tiền tệ 2012.doc (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w