Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới:

Một phần của tài liệu marketing xuất khẩu (Trang 55 - 58)

III. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới:

Theo dự báo của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), sản xuất cà phê thế giới năm 2002/2003 sẽ tăng 3,54 triệu bao so với năm 2001/2002 đạt 115,1 triệu bao, cao hơn đôi chút so với mức kỷ lục đạt được năm 2000/2001. Trong đó sản lượng Arabica đạt 74,2 triệu bao bao, Robusta đạt 40,9 triệu bao. Dưới đây là đánh giá ngành cà phê của những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê chủ chốt:

Braxin: Theo sản lượng cà phê của Braxin trong vụ tới sẽ tăng lên đạt 32,9 triệu bao tăng 6,13% so với vụ 2001/2002 . Nếu Braxin thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra của hiệp hội các nước sản xuất cà phê thì sản lượng xuất khẩu của nước này có thể sẽ giảm đáng kể.

Colombia: Sản xuất cà phê của Colombia năm 2001/2002 theo số liệu của bộ nông nghiệp Mỹ là tăng 20, 9% so với năm trước đạt 11,5 triệu

bao tăng 3, 8% so với năm 2000/2001. Sản lượng tăng do tăng năng suất cà phê và 1 loạt cây trồng bắt đầu cho thu hoạch. Xuất khẩu cà phê năm 2002/2003 tăng khoảng 6% đạt 10, 2 triệu bao. Một phần cà phê sản xuất ra được bổ sung vào nguồn dự trữ. Dự trữ cà phê cuối vụ 2002/2003 sẽ đạt 2 triệu bao so với 1, 8 triệu bao vụ trước.

Việt Nam: Việt Nam sẽ tiếp tục đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê. Thu hoạch cà phê vụ 2002/2003 dự báo đạt 12, 5 triệu bao tăng 11, 9 % so với vụ trước.

Inđônêxia: Sản xuất cà phê năm 2002/2003 sẽ chỉ tăng 18% so với năm trước và đạt 7, 3 triệu bao. Nông dân không quan tâm nhiều lắm đến việc trồng cà phê, do vậy cả năng suất và chất lượng đều thấp. Diện tích trồng cà phê trong thời gian tới không tăng do thiếu vốn và lãi suất tín dụng cao.

Mehicô: Trong năm 2001/2002 nước này thu hoạch 5 triệu bao giảm 23% so với năm trước. Diện tích trồng cà phê không thay đổi, nhưng xuất khẩu cà phê trong vụ tới có triển vọng tăng 2% đạt 4, 3 triệu bao trong đó 4, 1 triệu bao cà phê xanh.

Ấn Độ : Sản lượng cà phê là 2,66% đạt 5 triệu bao nhờ tăng diện tích và tăng số lượng cây cho thu hoạch. Năng suất cao nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi. Thu hoạch cà phê vụ 2001/2002 đạt mức cao kỷ lục khoảng 5 triệu bao (1,9 triệu bao Arabica và 3,1 triệu bao Robusta). Nguồn dự trữ trong năm 2002/2003 tăng lên 1 triệu bao.

Côtđivoa: Sản xuất cà phê của Côtđivoa năm 2001/2002 giảm 18, 25% so với năm 2000/2001 đạt 4, 333 triệu bao. Những nguyên nhân chính làm sản lượng giảm mạnh là do kỹ thuật nông nghiệp giảm sút và chu kỳ tăng sản xuất bắt đầu giảm. Xuất khẩu cà phê giảm còn 3,7 triệu bao (3, 3 triệu bao cà phê nhân).

Thế giới sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng vào các năm tiếp theo. Nhưng tốc độ tăng sẽ khác nhau giữa các nước. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố như: yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu thích hợp để trồng cà phê, các yếu tố chủ quan như công tác khuyến nông, hiệu quả của việc nghiên cứu khoa học, các chính sách vĩ mô của Chính Phủ và ngành cà phê.

NHU CẦU TIÊU THỤ CỦA THẾ GIỚI

Đơn vị: triệu bao

Nước tiêu thụ 2001/2002 Bắc Mỹ Mỹ 20, 7 18, 5 Châu Âu EU

Các nước châu Âu

45, 8 35, 5 35, 5 10, 3

Châu Phi 1, 9

Châu á -Thái Bình Dương Nhật Bản

9, 5 6, 4 6, 4 Châu Mỹ la tinh 0, 8

Nguồn: Tạp chí ngoại thương

Nhu cầu cà phê của các thị trường hầu như không thay đổi nhiều lắm. Thị trường Mỹ năm 2002 nhu cầu lại giảm 0,1 triệu bao nhu cầu tiêu thụ bình quân đầu người giảm 0,7%. Sở dĩ như vậy là do dân số không tăng. Thị trường Châu Á -Thái Bình Dương lại tăng 0,1 triệu bao trong đó

Nhật Bản tăng 0,1 triệu bao. Như vậy trong vụ tới này lượng tăng trong nhu cầu tiêu thụ cà phê tập trung ở châu Âu tăng 2% trong đó có thể tính đến thị trường các nước Đông Âu. Theo đánh giá của các thương gia và các nhà rang xay cà phê trên thế giới, tiêu thụ cà phê ở Đông Âu đang dần dần hồi phục sau một thời gian tụt lại và suy thoái kinh tế, khủng hoảng chính trị. Theo số liệu thống kê của ngành, mức tiêu thụ cà phê bình quân theo đầu người ở Đông Âu trong năm 97 là 1,5-2kg/năm, con số này tăng lên trên 2,7 kg/năm. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ cà phê ở một số nước Châu Âu khác cũng tăng. Thuỵ Sĩ là nước có mức tiêu thụ bình quân cao từ 7- 7,2 kg /năm sang năm 2002 nhập khẩu 60000 tấn cà phê tăng 10000 tấn so với năm 2001 để tiêu thụ nội địa và tái xuất khẩu. Phần Lan là nước tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới với mức tiêu thụ bình quân theo đầu người là 13 kg/năm. Nước này nhập khẩu khoảng 1 triệu bao trong năm 2002. Sau Phần Lan, Đan Mạch cũng nằm trong số những nước tiêu thụ nhiều cà phê với mức tiêu thụ bình quân là 9-10 kg /năm. Trong năm 2002, Đan Mạch nhập khẩu khoảng 40000 tấn cà phê và xuất khẩu khoảng 70000 bao cà phê chế biến tăng mạnh so với số lượng rất ít trong 3 năm trước.

Thị trường Nga và Trung Quốc là 2 thị trường đầy tiềm năng về tiêu thụ cà phê. Tại Trung Quốc tiêu thụ cà phê tăng 10-20%/năm. Tiêu thụ bình quân hàng năm ở Nga đạt 0, 3- 0,4 kg /người, nhưng với nền kinh tế dần dần hồi phục và đời sống cải thiện hơn, cà phê sẽ trở thành đồ uống cần thiết đối với người dân ở những thành phố lớn của Nga trong vài năm tới.

Một phần của tài liệu marketing xuất khẩu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)