Các biện pháp quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen (Trang 51 - 55)

3. QUảN LÝ RỦI RO

3.4Các biện pháp quản lý rủi ro

Hàng loạt biện pháp góp phần vào quản lý tổng thể rủi ro được cơ quan quản lý, bên được cấp phép và các cơ quan liên quan áp dụng, ví dụ:

a) Quản lý theo hoạt động (hoạt động được miễn trừ hay phải đăng ký);

b) Thành lập các hội đồng an toàn sinh học cơ sở và các tổ chức được công nhận;

c) Chứng nhận các trang thiết bị sử dụng cho các mức cách ly vật lý cụ thể;

d) Các yêu cầu pháp lý như thông báo cho cơ quan quản lý các tác động bất lợi và không chủ đích;

e) Cho phép cơ quan quản lý giám sát các hoạt động liên quan đến GMO và cùng với các cá nhân hoặc tổ chức tiến hành các hành động cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học;

f) Các quy định pháp lý khác; g) Phạt khi không tuân thủ;

h) Cơ quan quản lý ban hành các hướng dẫn kỹ thuật và quy trình; i) Tư vấn và hợp tác với các cơ quan quản lý khác.

3.5 Giám sát sự tuân thủ và kiểm soát chất lượng

Giám sát sự tuân thủ

Giám sát đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo các rủi ro của GMO đối với sức khỏe con người, môi trường

nghiêm chỉnh các biện pháp xử lý và tuân thủ các nghĩa vụ nêu trong điều kiện cấp phép, hoặc trong các hướng dẫn sau khi xác định được các rủi ro cần quản lý và có biện pháp xử lý, Giám sát không chỉ được tiến hành bởi cơ quan quản lý, mà còn bởi bên được cấp phép, các tổ chức ủy quyền và các hội đồng an thẩm định, nhằm đảm bảo các điều kiện cấp phép và các yêu cầu khác được thực thi hiện quả.

Các hoạt động giám sát cụ thể và tuân thủ thường được tiến hành bởi cơ quan quản lý trực tiếp liên quan đến quản lý rủi ro, trong đó bao gồm:

a) Giám sát thông thường các giải phóng vào môi trường

dạng hạn chế hoặc có kiểm soát và các trang thiết bị được chứng nhận, trong đó có các kiểm tra không báo trước; b) Thanh tra các hoạt động nhằm hỗ trợ kế hoạch giám sát

(ví dụ, tiến hành giám sát các thực vật biến đổi gen trong giai đoạn ra hoa);

c) Các hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức nhằm

tăng cường sự tuân thủ và kế hoạch quản lý rủi ro của bên được cấp phép và các tổ chức liên quan;

d) Kiểm tra và thẩm định thực nghiệm triển khai tiếp theo

giám sát thông thường;

e) Thẩm định ngẫu nhiên cho các báo cáo về sự không tuân thủ; f) Điều tra về sự không tuân thủ các điều kiện cấp phép

hoặc vi phạm pháp luật.

Yêu cầu báo cáo khi xảy ra những sự cố không mong đợi hoặc có những thông tin mới liên quan đến GMO và các hoạt động thường được áp dụng cho mọi cấp phép. Bên được cấp phép phải

nộp báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý và báo cáo về mọi sự thay đổi và các ảnh hưởng không chủ đích, các rủi ro mới hoặc khi vi phạm các điều kiện. Trong những trường hợp không tuân thủ các điều kiện cấp phép, cơ quan quản lý có thể cần tiến hành điều tra nhằm xác định mức độ không tuân thủ và đưa ra biện pháp phạt như quy định trong văn bản pháp luật. Việc đưa ra các biện pháp phạt này có thể được xem là một phần của cách tiếp cận quản lý rủi ro tổng thể vì chúng cho thấy tầm quan trọng của quản lý các rủi ro gây ra bởi GMO và tăng cường sự tuân thủ.

Kiểm soát chất lượng

Trong quy trình phân tích rủi ro, kiểm soát chất lượng thường được tiến hành ở các cấp hành chính, cơ quan và pháp luật. Nhằm duy trì tính hiệu quả và hiệu lực của đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro, có một số cơ chế phản hồi, trong đó có cân nhắc các mối quan tâm của tất cả các nhóm đối tượng quan tâm và các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng.

Nhằm đảm bảo chất lượng tổng thể, cơ quan quản lý có thể xây dựng và cập nhật danh sách các chuyên gia và năng lực tiến hành phân tích rủi ro GMO, cập nhật các tài liệu khoa học về sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại và các tài liệu liên quan thông qua các công trình khoa học và quy định giám sát, kinh nghiệm về xây dựng các chính sách của các cơ quan quản lý GMO ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Như vậy, quản lý rủi ro các hoạt động liên quan đến GMO được hỗ trợ bởi hàng loạt biện pháp. Một số biện pháp được quy định trong các văn bản pháp quy như phân chia các loại hoạt động, các yêu cầu cho các mức cách ly vật lý cụ thể, ủy quyền cho các cơ quan như hội đồng an toàn sinh học cơ sơ và báo cáo định

có thể chuẩn bị kế hoạch quản lý rủi ro, đưa ra các điều kiện cấp phép (các biện pháp xác định là cần thiết để quản lý các rủi ro). Cơ quan quản lý và bên được cấp phép thường cùng chia sẻ trách nhiệm giám sát các hoạt động liên quan đến GMO và các trang thiết bị, đặc biệt nhằm đảm bảo các biện pháp quản lý rủi ro được triển khai hiệu quả. Thông thường, các quy định pháp luật cho phép cơ quan quản lý tiến hành hành động tức thì nếu có rủi ro gây chết, bị thương hay ốm nặng hoặc các thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường. Cơ quan quản lý có hàng loạt cơ chế quản lý chất lượng và thẩm định cho phép sửa đổi các biện pháp đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro khi có thông tin mới.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen (Trang 51 - 55)