TRAO ĐỔI THÔNG TIN RỦI RO

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen (Trang 55 - 60)

4.1 Nhận thức về rủi ro

Các tổ chức xã hội và cá nhân nhận thức về rủi ro theo các cách khác nhau và có thể có những thái độ khác nhau về rủi ro. Sự chấp nhận rủi ro có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố (giới tính, tuổi, giáo dục, thu nhập, các hoàn cảnh cá nhân), những cân nhắc tâm lý (kinh nghiệm trước đây, lòng tin cá nhân, thái độ và đức tin tôn giáo) và các vấn đề văn hóa.

Nhìn chung sự chấp nhận rủi ro bởi các cá nhân tùy thuộc nhiều vào các nhân tố như hiểu biết về rủi ro, tác động của chúng đến cá nhân, các hậu quả lâu dài tiềm ẩn, mức độ ảnh hưởng của rủi ro và các lợi ích (nếu có) đối với các cá nhân, nhóm hoặc xã hội. Nếu rủi ro xuất hiện, trong đó các yếu tố làm tăng và giảm rủi ro đã được biết cũng như các phương pháp kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro đã có thì rủi ro có thể không được xem là mối đe dọa. Nếu rủi ro chưa biết, tác động tiềm ẩn diễn ra trên diện rộng và cá nhân cảm thấy không thể kiểm soát được tình hình, rủi ro có khả năng được xem là cao. Khi có thông tin, kiến thức về những lo ngại và cơ hội để tham gia vào việc ra quyết định thì tăng khả năng chấp nhận rủi ro.

Có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội về cách thức ước lượng rủi ro và chấp nhận bởi các đối tượng khác nhau trong cộng đồng. Các chuyên gia kỹ thuật và các nhà khoa học thường có cách chấp nhận và ước lượng rủi ro rất khác so với những đối tượng khác. Mặc dù các chuyên gia có thể đánh giá các rủi ro tốt hơn khi họ có kiến thức chuyên môn, nhưng cách thức họ ước lượng các rủi ro ngoài phạm vi chuyên môn

Nhận thức về rủi ro là cơ sở chấp nhận rủi ro của từng cá nhân. Ví dụ, trên thực tế, luôn có có một mức độ rủi ro nhất định gắn với việc sử dụng phương tiện giao thông bằng ô tô, nhưng vẫn có nhiều người tiếp tục đi làm mỗi ngày sử dụng phương tiện này. Mặt khác, đối với giao thông bằng đường hàng không, ví dụ như máy bay, cũng là một phương tiện giao thông phổ biến nhưng nhận thức của nhiều người cho rằng sử dụng máy bay có nhiều rủi ro hơn so với việc đi lại bằng ô tô. Trên thực tế khả năng gây chết người của giao thông bằng phương tiện ô tô là cao hơn so với máy bay. Những sự nhận thức này hình thành do ô tô là phương tiện giao thông quen thuộc hơn, có sự kiểm soát cá nhân nhiều hơn trong việc điều khiển xe và khả năng tai nạn máy ban xảy ra nghiêm trọng hơn so với ô tô. Vì vậy, nhận

thức và đánh giá rủi ro bởi một cá nhân là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố cần cân nhắc.

4.2 Mục tiêu của trao đổi thông tin rủi ro

Trao đổi thông tin rủi ro là quy trình tương tác trao đổi thông tin và ý kiến giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức quan tâm đến rủi ro (các hội đồng tư vấn cho cơ quan quản lý, cộng đồng) trong quá trình đánh giá các hồ sơ đăng ký cấp phép giúp quản lý GMO một cách minh bạch, rõ ràng và dựa trên rủi ro. Những sự trao đổi này có thể không hoàn toàn liên quan đến rủi ro nhưng có thể là thể hiện những quan tâm, ý kiến hoặc phản ứng về các thông tin rủi ro.

Mục đích cơ bản của trao đổi thông tin rủi ro:

a) Thông báo cho các nhóm đối tượng về các rủi ro đã được xác định và các điều kiện để quản lý các rủi ro đó; b) Thiết lập một diễn đàn hiệu quả với các hội đồng thẩm định,

các cơ quan quản lý và các nhóm đối tượng khác có quan tâm hay bị ảnh hưởng. Diễn đàn được sử dụng để đảm bảo cơ sở khoa học cho các đánh giá rủi ro là chính xác, cơ quan quản lý có cân nhắc mọi khía cạnh cần thiết đặc biệt là những quan tâm của cộng đồng, để bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và đa dạng sinh học.

Cơ quan quản lý chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin có thể truy cập được cho các bên quan tâm về hồ sơ đăng ký, giấy phép, các hoạt động liên quan đến GMO, các vị trí thử nghiệm và các quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, giám sát và tuân thủ do cơ quan tiến hành. Trong nhiều trường hợp, sự nhận thức khác nhau về rủi ro có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận của các nhóm đối tượng đối với những vấn đề cụ thể. Vì vậy, cơ quan quản lý cũng cần lấy ý kiến tư vấn về các vấn đề đạo đức và xã hội phát sinh từ công nghệ sinh học hiện đại, ví dụ như các nhóm chuyên gia có chuyên môn đa dạng và các cơ quan quản lý cũng như các nhóm đối tượng chính khác như cộng đồng trước khi quyết định cấp phép.

Như vậy, trao đổi thông tin rủi ro giúp tăng cường sự hiểu biết về tất cả các khía cạnh của rủi ro, cung cấp thông tin về rủi ro nhằm hỗ trợ các bên liên quan, giảm thiểu các mâu thuẫn. Trên thế giới, hệ thống quản lý hiện nay đối với công nghệ sinh học hiện đại có sự kết hợp các yêu cầu pháp lý đảm bảo sự minh bạch của Chính phủ và tạo cơ hội cho cộng đồng đóng góp vào quy trình đánh giá rủi ro.

4.3 Các cách trao đổi thông tin rủi ro

trên công báo, báo, trang thông tin điện tử, tờ rơi, các tài liệu quảng cáo... Một số cách thức trao đổi thông tin có thể được quy định trong văn bản pháp luật.

Để trao đổi thông tin rủi ro hiệu quả, cần trao đổi kiến thức thay vì chỉ chuyển giao thông tin một chiều. Hiệu quả đạt được cao nhất khi trao đổi hai chiều và khi có cơ hội góp ý cho việc ra quyết định. Trao đổi thông tin thành công đòi hỏi sự hoạt động tích cực, tuy nhiên trên thực tế thời gian và nguồn lực có thể hạn chế mức độ đối thoại. Những khó khăn hạn chế trao đổi hiệu quả: ngôn ngữ, kiến thức, lợi ích, đức tin không giống nhau. Ngoài ra, các yêu cầu không rõ ràng, sự thiếu hiểu biết, không chắc chắn, cũng là những trở ngại để đạt được hiệu quả trong trao đổi thông tin rủi ro.

Tài liệu tham khảo chính

1. Bennet PG (2000). Applying the precautionary principle: a conceptual framework. Foresight and Precaution 1: 223-227.

2. Cartagena Protocol on Biosafety.

3. Chrispeels MJ, Sadava DE (2002). Plants, genes, and crop biotechnology.

Jones and Bartlett publishers, Sudbury, Massachusetts, USA.

4. Codex Alimentarius Commission (2003). Working principles for risk analysis for application in the framework of the Codex Alimentarius.

5. Convention on Biological Diversity (1992).

6. James C (2009). Global status of commercialized biotech/GM crops: 2009. Executive summary. The International Service for the Acquisition of Agri-biotech Applications (ISAAA), New York.

7. Hayes KR, Gregg PC, Gupta VVSR, Jessop R, Lonsdale M, Sindel B, Stanley J, Williams CK (2004). Identifying hazards in complex ecological systems. Environmental Biosafety Research 3: 109-128.

8. Mackenzie R, Burhenne-Guilmin F, La Vina AGM, Werksman JD (2003). An explanatory guide to the Cartagena Protocol on Biosafety.

IUCN Environmental Policy and Law Paper N0-46.

9. National Research Council (2008). Science and decisions: Advancing risk assessment. National Academy Press, Washington DC.

10. Risk Analysis Framework (2009). Commonwealth of Australia. 11. Sandin P, Peterson M, Hansson SO, Rudén C, Juthe A (2002). Five

charges against the precautionary principle. Journal of Risk Research 5: 287-299.

Thiết kế và in tại Công ty Cổ phần TM & DV In Quang Hưng In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen (Trang 55 - 60)