Tác dụng sinh học của dòng điện xung

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật lý - sinh học (giáo trình cao đẳng Y Dược) (Trang 37)

d. Vai trò của các ion Ca++ trong hoạt động điện của tế bào.

4.3.Tác dụng sinh học của dòng điện xung

Dòng điện xung có cường độ thay đổi đột ngột nên điện trường tác dụng trên cơ thể nằm giữa các điện cực cũng thay đổi đột ngột theo sự lên xuống của các xung. Mặt khác sự tiếp diễn các xung theo một tần số nhất định cũng là một đặc điểm khác với tác dụng liên tục của dòng điện một chiều.

Khi cho một dòng điện xung tác dụng trên cơ thể thì ta quan sát thấy các tác dụng sau đây :

– Tác dụng kích thích : do sự lên xuống của cường độ, độ dốc lên xuống càng dựng đứng thì tác dụng kích thích càng mạnh. Đó là do mật độ các ion trên màng tế bào và tổ chức bị thay đổi đột ngột mỗi lần điện trường giữa các điện cực thay đổi. Khi tần số xung dưới 20Hz thì mỗi xung giật một cái như có người đập vào và gây co cơ, từ 20 – 60Hz thì có cảm giác rung mạnh và co cơ liên tiếp, trên 60Hz thì cảm giác rung nhẹ dần và co cơ liên tục. Khoảng 4.000 – 5.000Hz thì chỉ còn cảm giác lăn tăn kiến bò nhẹ, các cơ không rung, không co nữa, cảm giác gần giống như khi có một dòng điện một chiều đi qua.

– Tác dụng ức chế cảm giác và trương lực cơ : Khi dòng điện xung tác dụng liên tục thì nhanh chóng sau 30 giây đến 1 phút cảm giác rung và co cơ yếu dần. Nếu có hiện tượng co thắt và đau trước đó thì các hiện tượng này giảm đi. Tác dụng ức chế đến nhanh hơn, khi tần số xung cao hơn 60Hz. Tần số gây ức chế tốt nhất là 100 – 150Hz.

– Ngoài ra các dòng điện xung tần số thấp và điện thế thấp đều có tác dụng như dòng điện một chiều, có cực dương và cực âm có thể dùng để điện phân thuốc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vật lý - sinh học (giáo trình cao đẳng Y Dược) (Trang 37)