II. Phóng xạ đối với cơ thể sống 2.1 Con người và phóng xạ
2.4.3. Liều hấp thụ và suất liều hấp thụ
a. Liều hấp thụ
Thực tế cho thấy những sự thay đổi trong môi trường chiếu xạ phụ thuộc chủ yếu vào liều hấp thụ và liều tương đương. Với khái niệm liều hấp thụ và liều tương đương, cho phép mở rộng đối tượng bức xạ nghiên cứu và môi trường chiếu xạ. Liều chiếu chỉ có thể áp dụng cho bức xạ gamma hoặc tia X và môi trường chiếu xạ là không khí. Còn liều hấp thụ và liều tương đương sẽ áp dụng cho các loại bức xạ ion hóa khác nhau và môi trường được chiếu xạ khác nhau.
Liều hấp thụ ký hiệu là D, được định nghĩa là thương số , trong đó dE là năng
lượng trung bình mà bức xạ ion hóa truyền cho vật chất môi trường có khối lượng là dm.
Trong hệ SI, đơn vị đo liều hấp thụ là June/kilôgam, viết tắt là J/kg.
1 J/kg là lượng bức xạ chiếu vào môi trường chiếu xạ sao cho chúng truyền cho 1kg môi trường vật chất đó một năng lượng là 1J.
Trong thực tế, ngoài đơn vị đo liều hấp thụ là J/kg, người ta còn dùng đơn vị là Gray viết tắt là Gy và Rad để đo liều hấp thụ. Rad được viết tắt từ: “Radiation absorbed dose”. Chuyển đổi từ J/kg sang Rad hoặc Gray và ngược lại theo tỷ lệ sau [8,10]:
1Gy = 1J/kg
10-2 J/kg = 1rad.
1 Gy = 1J/kg = 102 rad.
Qua các định nghĩa trên về liều hấp thụ và liều chiếu, nhận thấy giữa liều hấp thụ và liều chiếu có mối liên hệ với nhau. Với loại bức xạ ion hóa xác định, môi trường chiếu xạ cho trước, thì liều hấp thụ tỷ lệ thuận với liều chiếu. Liều hấp thụ và liều chiếu có mối liên hệ nhau theo công thức sau:
D = f.X (1.17)
rad R
rad R
Hệ số tỷ lệ f thực chất là hệ số chuyển đổi từ liều chiếu sang liều hấp thụ. Giá trị của f tùy thuộc vào môi trường chiếu xạ và đơn vị đo liều hấp thụ và liều chiếu tương ứng. Đối
với không khí, hệ số tỷ lệ f = 0,869 còn trong cơ thể con người hệ số tỷ lệ f = 0,869
.