c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự trữ)
4.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ
4.2.1. Bản chất của thương mại quyền sở hữu trí tuệ
4.2.1.1. Khái niệm tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ tuệ
a. Khái niệm tài sản trí tuệ
Tài sản trí tuệ là sản phẩm của óc sáng tạo của con người, tri thức của nhân loại. Các sản phẩm trí tuệ gồm: Các ý tưởng sáng tạo, phát minh sáng chế, công nghệ, các tác phẩm văn học nghệ thuật...
Tài sản trí tuệ có 4 đặc trưng cơ bản sau:
- Tính vô hình.
- Mang đặc tính của hàng hóa, dịch vụ công - Tính phái sinh
- Tinh tương đối
Tài sản trí tuệ về bản chất là vô hình, nhưng nói chung nó được chứa đựng trong một hình thái hữu hình cố định. Tuy nhiên, những vật thể này thường chẳng bao giờ có một giá trị tương đương với giá trị của những ý tưởng được tổ chức mà vật thể đó thể hiện.
b. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ.
Quyền sở hữu trí tuệ cho phép chủ sở hữu quyền lựa chọn ai có thể tiếp cận và sử dụng tài sản của mình và bảo vệ nó trước việc sử dụng không được phép.
Quyền sở hữu trí tuệ được trao cho chủ sở hữu về ý tưởng, phát minh và những biểu hiện có đặc điểm sáng tạo mang tính chất của tài sản (tài sản trí tuệ). Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp đối với kết quả của các hoạt động trí óc trong các lĩnh vực khoa học, công nghiệp và văn học nghệ thuật.
Quyền sở hữu bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng dụng và quyền định đoạt đối với một tài sản, các quyền lợi này gọi là các quyền lợi đối vật vì được hành xử trên các vật hữu hình. Tuy nhiên, bên cạnh quyền lợi đối vật và các quyền lợi đối nhân (nghĩa vụ dân sự) còn có một quyền lợi thứ ba gọi là các quyền lợi tinh thần (quyền nhân thân) như quyền được bảo vệ danh dự, quyền đối với bí mật đời tư, quyền được xác định tử hệ… Các quyền lợi này có tính chất phi tài sản, không thể giá trị bằng tiền bạc và đương nhiên chúng không thể đem ra trao đổi.
http://www.ebook.edu.vn 37 Quyền sở hữu trí tuệ có tính chất đặc biệt, nó vừa là một quyền lợi về tài sản, vừa là phi tài sản. Khi nói đến quyền sở hữu nói chung người ta thường nghĩ đến các quyền lợi tài sản của chủ sở hữu. Song đối với quyền sở hữu tài sản trí tuệ thì các quyền lợi phi tài sản (quyền lợi tinh thần) lại có tính trội yếu.
Quyền sở hữu trí tuệ hiện được đề cập chủ yếu bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với người gây giống.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tác hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạng tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với người gây giống là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Những quyền sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trong nền kinh tế thị trường. Những quyền này tạo ra một cơ chế cho những vật không thể sờ thấy được (sản phẩm vô hình) để được buôn bán trên thị trường và quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ quyết định giá trị của tài sản trí tuệ.
Việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến và sử dụng kết quả của hoạt động trí óc và khuyến khích trao đổi công bằng.
c. Khái niệm thương mại quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể được hiểu là toàn bộ những hiện tượng, hoạt động và những quan hệ kinh tế phát sinh gắn với việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ mang tính thương mại trên thị trường.
Trong trường hợp này quyền sở hữu đối với những tài sản trí tuệ là đối tượng của hoạt động thương mại.
Trong thực tế, không phải mọi hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ đều mang tính thương mại, chẳng hạn việc chuyển nhượng đó chỉ đơn thuần là việc hiến, tặng của tác giả cho người khác, hoặc cho xã hội mà việc chuyển nhượng này không mang tính cạnh tranh và không vì lợi ích kinh tế. Đồng thời, việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ cũng chỉ được xem là có tính thương mại khi người nhận chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ phải sử dụng và khai thác các quyền đó liên quan đến mục đích sinh lợi.
http://www.ebook.edu.vn 38 Các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng bao gồm người người bán (người chuyển nhượng) và người mua (người nhận chuyển nhượng). Người bán có thể là bất kỳ cá nhân, tập thể hoặc tổ chức nào có quyền sở hữu đối với một tài sản trí tuệ. Người bán có thể là tác giả (trường hợp tác giả và chủ sở hữu tài sản trí tuệ là một) hoặc có thể người bán chỉ là người chủ sở hữu tài sản trí tuệ mà không đồng thời là tác giả (ví dụ: Một tổ chức thuê người nghiên cứu ra phát minh sáng chế thì người phát minh sáng chế là tác giả nhưng chủ sở hữu tài sản trí tuệ lại thuộc về tổ chức thuê nghiên cứu). Người mua có thể là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu đối với một tài sản trí tuệ nào đó nhằm mục đích chủ yếu là khai thác giá trị của tài sản này để kiếm lợi.
Thương mại quyền sở hữu trí tuệ có thể diễn ra trong các lĩnh vực sau: Chuyển nhượng quyền sở hữu các tác phẩm văn học nghệ thuật; Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp; Chuyển nhượng quyền sở hữu giống cây trồng.
Cùng với sự phát triển của thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là thương mại quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển sang các nước đang phát triển.