c. Các phân loại khác (theo quy mô, thời gian, hình thức biểu hiện và sự vận động của dự trữ)
5.2.1.1. Khái niệm hiệu quả thương mạ
Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực trong thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. ở đây, nguồn lực được hiểu là các phương tiện, còn kết quả chính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại. Do vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quả thương mại được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện tổ chức quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Mục tiêu thể hiện ở những kỳ vọng cần phải đạt được hay kết quả trên thực tế đã đạt tới của quá trình trao đổi thương mại trong một khoảng thời gian xác định. Phương tiện là các nguồn lực và cách thức sử dụng các nguồn lực đó được thể hiện dưới hình thái giá trị hay chính là các chi phí cho quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ nhằm đạt mục tiêu.
Mục tiêu trong thương mại có nhiều loại như mục tiêu kinh tế và xã hội, mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn, mục tiêu số lượng và chất lượng, mục tiêu về quy mô và cơ cấu, mục tiêu duy trì và đổi mới phát triển, các mục tiêu tăng trưởng, ... Mục tiêu phản ánh các lợi ích đạt được từ thương mại, trong kinh tế nó bao hàm cả lợi ích trực tiếp và gián tiếp, lợi ích thực và ẩn. Phương tiện được sử dụng trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ bao gồm nhiều loại như hạ tầng, mạng lưới, cơ sở vật chất kỹ thuật thương mại, lao động, ... được phản ánh dưới hình thức chi phí đầu tư hoặc chi phí kinh doanh.
Hiệu quả thương mại không chỉ đơn thuần là hiệu quả kinh tế, nó còn được nghiên cứu là một phạm trù kinh té – xã hội tổng hợp trên cả tầm vĩ mô và phạm vi doanh nghiệp. Trên bình diện vĩ mô, hiệu quả thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ nói chung của cả nền
http://www.ebook.edu.vn 47 kinh tế. Tác động về kinh tế, về xã hội và môi trường của thương mại được phản ánh qua các chỉ tiêu hiệu quả theo cách tiếp cận này. Do tính chất phức tạp và đa diện khi nghiên cứu hiệu quả, nên chương này giới hạn chủ yếu nghiên cứu hiệu quả kinh tế của thương mại.
Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại: K
H = , trong đó: H là hiệu quả thương mại
C K là kết quả đạt được
C là chi phí sử dụng nguồn lực