III. Western blot
2. Sự phát triển của khoa học chuyển ge nở động vật
Vào thập kỷ 1970, các thí nghiệm nghiên cứu đã được thực hiện với các tế bào ung thư biểu bì phôi và các tế bào ung thư quái thai để tạo nên chuột thể khảm (Brinster,1974; Mintz và Illmensee, 1975; Bradley, 1984). Trong các động vật thể khảm này, các tế bào nuôi cấy lấy từ một dòng chuột được đưa vào phôi của một dòng chuột khác bằng quần tụ phôi trực tiếp (direct embryo aggregation) hoặc bằng cách tiêm vào phôi ở giai đoạn phôi nang (blastocyst). Chuột thể khảm trưởng thành có thể được sinh ra bằng sự đóng góp tế bào từ các bố mẹ khác nhau và sẽ biểu hiện tính trạng của mỗi dòng. Một kiểu chuyển genome khác ở động vật là chuyển nhân nguyên từ một phôi vào tế bào trứng chưa thụ tinh của một dòng nhận khác một cách trực tiếp (Mc Grath và Solter,1983). Những động vật biến đổi gen bằng chuyển nhân này được tạo ra mà không cần một kỹ thuật tái tổ hợp DNA nào và chúng là sự kiện quan trọng trong việc làm sáng tỏ các cơ chế điều hoà di truyền ở động vật có vú.
Bước phát triển tiếp theo của kỹ thuật chuyển gen được thực hiện bằng cách tiêm retrovirus vào các phôi chuột đã được nuôi cấy trước (Jeanish và Mintz, 1974; Jeanish, 1976). Thông tin di truyền của virus được chuyển một cách hiệu quả vào genome của động vật nhận và sau đó ít lâu kỹ thuật sử dụng retrovirus làm vector cho các đoạn DNA ngoại lai đặc biệt đã được phát triển (Stuhmann, 1984). Sử dụng retrovirus như là vật truyền trung gian đối với việc chuyển gen đã tạo nên hiện tượng khảm ở mức độ cao. Tuy nhiên kích thước của gen chuyển bị giơí hạn và các trình tự của virus có thể làm nhiễu sự biểu hiện của gen chuyển. Sự đính các bản sao đơn của gen chuyển nằm bên cạnh DNA của virus có thể là có lợi nếu có yêu cầu tách dòng các locus đính vào.
Trong những năm gần đây, một số kỹ thuật tạo động vật chuyển gen khác đã được công bố: phương pháp chuyển gen bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi (Grossler,1986), phương pháp chuyển các đoạn nhiễm sắc thể nguyên (ví dụ như chuột “transomic“, Richa và Lo, 1988), chuyển gen trực tiếp vào tinh trùng kết hợp với thụ tinh in vitro (Lavitrano, 1989). Tuy nhiên, phương pháp vi tiêm DNA vào tiền nhân của hợp tử là phương pháp có hiệu quả nhất, được sử dụng rộng rãi nhất để tạo động vật chuyển gen. Sử dụng phương pháp này, các gen chuyển có chiều dài trên 50 kb của virus, sinh vật tiền nhân, thực vật, động vật không xương sống hoặc động vật có xương sống có thể được chuyển vào genome của động vật có vú và chúng có thể được biểu hiện ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản.