Một số nét văn hóa đặc trưng:

Một phần của tài liệu van hóa các quốc gia (Trang 37 - 41)

III. VĂN HÓA TRUNG QUỐC: 1 Sơ lược về Trung Quốc:

3. Một số nét văn hóa đặc trưng:

o Đức là một nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời và phong phú bậc nhất châu Âu. Nước Đức tự hào với Goethe, Schiller trong văn học.

o Hai tôn giáo chính ở Đức là đạo Cơ Đốc và đạo Do Thái.

o Là một trung tâm nhạc cổ điển với nhiều nhạc sỹ lừng danh, được xem như cái nôi của văn hóa châu Âu, tiếng Đức được sử dụng rộng rãi tại châu Âu, là ngôn ngữ được sử dụng hàng ngày tại nhiều nước. o Văn hóa đọc là một đặc trưng của nước Đức, với

nhiều hội chợ sách quanh năm, các thư viện Đức

luôn là những nơi tuyệt vời cho những người cần nghiên cứu. Tiêu biểu nhất là lễ hội sách Frankfurt vào tháng 10 hàng năm và lễ hội sách Leipzig Fair vào tháng 3 hàng năm. Ngoài ra còn có các cuộc thi đọc cho các bạn trẻ tại nhiều thị trấn, thành phố lớn.

o Đức rất mạnh trong lĩnh vực thể thao với các đội tuyển hàng đầu thế giới. Nhất là bóng đá với thành tích vô địch bóng đá nam thế giới và châu Âu 3 lần.

o Nước Đức nổi tiếng với một hệ thống giáo dục tân tiến, với chất lượng hàng đầu thế giới, nhất là trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, cơ khí ô tô hay y học. Luôn luôn nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học mới để giảng dạy. Tại Berlin bạn có thể tìm thấy nhiều trường đại học nổi tiếng và lâu đời với quy mô rất lớn cùng nhiều sinh viên quốc tế theo học.

Một số nét văn hóa đặc trưng:

o Nước Đức và người Đức không phải bao giờ, không phải ở mọi nơi và cũng không phải đối với bất cứ người nào cũng như nhau. Thêm vào đó, bên cạnh tính ưa thích kỷ luật, trật tự và sự đúng đắn, người Đức lại có khuynh hướng bốc đồng và không đoán trước được.

o Khuất đằng sau vẻ ngoài cứng rắn lạnh lùng thường là một tâm hồn thân thiện, đã chịu nhiều tổn thương vì thường hay bị hiểu lầm. Họ quá phức tạp, quá mâu thuẫn và cũng quá khó gần khi gặp lần đầu.

o Nhìn thoạt qua, khi vừa đặt chân xuống nước Đức, bạn sẽ cảm thấy đất nước này gần như chán ngắt, tất cả đều có vẻ quá trật tự, sạch sẽ và kỷ luật. Dường như là người Đức đã siêng năng sưu tập tất cả những định kiến tốt về họ và thực hiện chúng một cách tỉ mỉ từng tí một.

o Tại cảng hàng không, tất cả đều yên tĩnh, thông thoáng, sạch sẽ và trật tự. Ở đây không có đám đông ồn ào chờ đợi bạn bè và người thân, người ta mang trang phục chỉnh tề, đi lại nghiêm trang và đúng mực (vì suy cho cùng nơi đến và nơi đi, gửi hàng và nhận hành lý đều là những nơi nghiêm chỉnh). Tất cả lối đi – đi đến hải quan, đi nhà vệ sinh hay xuống tàu điện ngầm – đều có bảng chỉ đường, và nếu như ai cứ đi theo các mũi tên chỉ đường đó thì ôi, điều kỳ diệu! – thật sự sẽ đến được nơi muốn tới.

VĂN HÓA ỨNG XỬ

Xưng hô

o Học hàm học vị từ “Tiến sỹ” trở lên thường được gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann. Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến (cử nhân, thạc sỹ).

o Tên họ ghép cũng được xưng đầy đủ, ví dụ như: Thưa bà Mueller-Maier. Chức vụ chính thức hay tước hiệu danh dự cũng được xưng, chẳng hạn như: Thưa Ngài Thị trưởng, Thưa bà Bộ trưởng, nhưng không xưng như vậy đối với vợ hoặc chồng của họ.

o Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” không nên bị quên và trong trường hợp này không gọi “Ông Bá tước” hay “Bà Hầu tước”, mà nói “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht”.

Chào hỏi

o Trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào trước hoặc người trông thấy người khác trước lên tiếng chào trước. Trong hợp tác kinh doanh thì cách chào theo thứ bậc. Khi gặp nhau, những người đã quen biết nhau chào nhau trước. Sau đó, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình.

o Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.

Lời khen

o Sử dụng lời khen hoàn toàn không thừa, nhưng chú ý đừng để quá thô thiển. Trong công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, càng tránh được việc đề cập cụ thể về diện mạo, trang phục… trong lời khen bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu muốn tán dương một chút thì tốt nhất chỉ nên đề cập tới những thành tích của họ, ưu điểm tính cách của họ, tinh thần hợp tác của họ…

Coi trọng phụ nữ

Thông lệ “Ladies First” chỉ áp dụng trong cuộc sống thường nhật. Trong quan hệ làm ăn thì thông lệ là cấp dưới nể vì cấp trên. Ngày nay, cả nam lẫn nữ đều có thể là người mở cửa cho người khác hay giúp người khác mặc áo choàng, chỉ không ai được từ chối nhận cử chỉ đó.

Đi cùng xe

Nếu được đối tác mời đi cùng trong xe - do đối tác lái - thì tuyệt đối không được ngồi ở hàng ghế sau. Nếu đi taxi, vị khách danh dự được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.

Cách ứng xử qua điện thoại

Người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Khi gọi điện thoại từ các máy điện thoại công cộng không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.

Trao danh thiếp

Khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi.

Khu vực riêng tư

Trong văn phòng, ở hành lang hay khi gặp nhau nên chú ý giữ khoảng cách. Khoảng cách 60 cm được coi là khu vực dành cho bạn bè thân thiết. Khi trao đổi về công chuyện làm ăn nên đứng cách nhau khoảng 1 mét nếu chỉ có hai người, nếu đứng thành nhóm thì khoảng cách từ 1 - 2 mét. Để thể hiện sự tin cậy, tốt nhất là sử dụng động tác, cách nói và lựa chọn từ ngữ thích hợp.

Gõ cửa trước

Tôn trọng đồng nghiệp Đức bằng cách tôn trọng quyền riêng tư của họ. Nếu phòng làm việc được đóng kín, đặc biệt phòng cá nhân luôn gõ cửa trước khi vào. Tương tự không bao giờ gọi điện cho đồng nghiệp Đức khi họ đã về nhà trừ trường hợp khẩn cấp.

Tính chính xác, đúng giờ

Người Đức quan niệm rằng người lịch sự bao giờ cũng đến đúng giờ. Cả các sếp cũng vậy. Nếu chủ ý đến muộn để thể hiện cấp bậc của mình thì sẽ phản tác dụng.

Làm quen

Khi làm quen chú ý nhấn mạnh những tương đồng để tạo bầu không khí thân thiện, không nên đề cập đến những chủ đề chính trị hay tôn giáo. Những nhận xét nên mang tính tích cực, không nên chỉ trích hay phê trách, không nên lôi kéo hay để bị sa đà vào cuộc tranh luận về vấn đề to tát.

Nói thẳng vào vấn đề

Trong đàm phán ,người Đức có xu hướng đi thẳng và trực tiếp vào vấn đề và họ mong đợi bạn cũng như vậy. Nếu bạn muốn trình bày về một dự án lớn , hãy nhớ rằng để đi đến quyết định còn phải xem xét lâu dài . Do đó họ không quan tâm đến những tiểu tiết xung quanh. Hãy trình bày ngắn nhất là khi thuyết trình bằng những số liệu thống kê, bảng biểu , biểu đồ.

TRONG KINH DOANH a. Tổ chức một cuộc hẹn.

• Ðừng bao giờ đánh giá thấp tính quan trọng của sự đúng giờ trong văn hoá kinh doanh của người Ðức. Ðến trễ 2 hay 3 phút đã bị coi là muộn, đặc biệt khi bạn là người cấp dưới. Chậm 15 phút sẽ bị coi là sự hớ hênh nghiêm trọng và cũng có nghĩa là sự khởi đầu giao động đối với bất cứ mối quan hệ kinh doanh tiềm năng nào.

• Cần phải chuẩn bị hầu hết mọi thứ cho cuộc hẹn. Người Ðức thường cảm thấy không thoải mái khi thảo luận những vấn đề đặc biệt quan trọng là lại tỏ ra "bận rộn", vì thế đừng hy vọng là có thể tạt vào văn phòng mà không thông báo trước bất cứ vấn đề thảo luận chi tiết gì. Hãy lên kế hoạch hẹn gặp từ trước.

• Xác nhận cuộc hẹn thật kỹ lưỡng. Và thường nhắc nhở họ trước ít nhất 1 đến 2 tuần bằng điện thoại, và nếu thiết lập cuộc hẹn bằng thư thì phải có thời hạn ít nhất là một tháng. Nếu bạn không có nhiều thời gian chuẩn bị, đôi khi cũng có thể xắp xếp cuộc hẹn một cách ngắn gọn, hay các cuộc gặp chỉ để giới thiệu thì có thể xắp xếp trong vài ngày trước đó.

• Nếu bạn đến muộn vì bất cứ lý do gì, điều quan trọng là phải gọi điện và thông báo cho người đang đợi. Hơn nữa, bạn phải đưa ra một lời giải thích hợp lý cho sự chậm trễ. Thời gian tốt nhất để hẹn gặp giao dịch kinh doanh là từ 10h00 sáng và 1h00 chiều hoặc 3h00 đến 5h00 chiều. Tránh lên kế hoạch vào chiều thứ Sáu, vì một số văn phòng đóng cửa từ 2h00 hoặc 3:00 chiều ngày thứ Sáu.

• Việc đột nhiên thay đổi thời gian và nơi hẹn gặp sẽ không được đánh giá cao. Cho phép ít nhất là 24 giờ, nếu bạn có thể, để thay đổi hoặc huỷ cuộc hẹn. Cần chuẩn bị kỹ để đưa ra lời giải thích hợp lý.

• Cần thận trọng vào thời kỳ nghỉ phép hoặc lễ hội ở đất nước này. Người Ðức thường có kỳ nghỉ 6 tuần được trả lương, điều đó có nghĩa là một ai đó luôn luôn "đi nghỉ". Vì thế, cần chuẩn bị và tính toán đến điều này khi lập các cuộc hẹn gặp mặt hoặc đến thăm. Thí dụ, người Ðức thường có các kỳ nghỉ dài vào tháng bảy, tám, mười hai và Lễ Phục Sinh, kỳ nghỉ của trường.

Một phần của tài liệu van hóa các quốc gia (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w