Khóa đối tượng (Bài 18) [Hoàng Ngọc Giao]

Một phần của tài liệu Giáo trình Corel DRAW (Trang 48 - 50)

[Hoàng Ngọc Giao]

hoàn chỉnh bị ảnh hưởng bất ngờ bởi thao tác nào đó sau này, người ta thường khóa (lock) chúng lại. Một khi bạn khóa đối tượng, đối tượng ấy sẽ không thay đổi do bất cứ tác động nào cho đến khi bạn mở khóa (unlock). Dù bạn vẫn được phép chọn đối tượng bị khóa (dĩ nhiên rồi, có thế mới mở khóa được), CorelDRAW sẽ “lờ tịt”

các đối tượng ấy trong mọi hoạt động, xử sự như thể chúng không được chọn. Căng khung chọn bao quanh hà mã, nai, khỉ, lạc đà và

các hình khung của chúng Chọn hà mã, nai, khỉ, lạc đà và các “chuồng” của chúng Chọn Arrange > Lock Object Các dấu chọn biến thành các ổ khóa xinh xinh, biểu thị

tình trạng “cửa đóng then cài” (hình 1) Ấn Ctrl+S Ghi bản vẽ lên đĩa (nhanh nhanh lên, bạn!)

Hình 1

Từ giờ trở đi, bạn không sợ hà mã, nai, khỉ, lạc đà bị xê dịch hoặc đổi màu do các thao tác “vô ý” của mình sau này. Chuyện như vậy không hiếm đâu, dù cẩn thận cỡ nào ta cũng có lúc lẫn lộn chứ! Những người dùng CorelDRAW thành thạo sẽ nói cho bạn biết rằng họ từng sai lầm nhiều lần, làm cho bản vẽ xộc xệch, “rung rinh”

mà không hay, đến lúc in ra giấy mới... tá hỏa!

Ghi chú

Để khóa đối tượng, bạn có thể thao tác theo cách khác: bấm-phải vào đối tượng ấy và chọn Lock Object trên trình đơn cảnh ứng vừa hiện ra. Muốn mở khóa cho đối tượng bị khóa, bạn chọn đối tượng ấy rồi chọn Arrange

> Unlock Object hoặc bấm-phải vào đối tượng và chọn Unlock Object trên trình đơn cảnh ứng. Nếu cần “phóng sinh” mọi đối tượng, bạn không phải chọn đối tượng chi cả, chỉ việc chọn ngay Arrange > Unlock All

Objects là xong.

Yên tâm một chuyện, ta tiếp tục “tính sổ” với sư tử. Dĩ nhiên bạn có những ý kiến riêng về cách thiết kế nhưng ta hãy thỏa thuận một phương án trình bày như trên hình 2 (bạn xem trước đi). Phương án như vậy nhằm tạo “tiêu

điểm” cho bản vẽ, nhấn mạnh mục tiêu nghiên cứu đời sống hoang dã.

Để tiện vẽ hình vuông và hai đường tròn đồng tâm như hình 2, ta hãy đặt hai đường gióng giao nhau tại “tiêu điểm” cần thiết. Bạn nhớ rằng chế độ “bắt dính” vào đường gióng đang có hiệu lực.

Kéo đường gióng ngang hiện có đến vị trí như hình 2 Kéo đường gióng dọc từ thước đo đến vị trí như hình 2

Chọn công cụ vẽ hình khung

Ấn giữ phím Shift và Ctrl, trỏ vào giao điểm hai đường gióng và căng một hình khung nhỏ

Bạn thu được hình vuông nhỏ có tâm nằm tại giao điểm hai đường gióng

Chọn công cụ vẽ e-líp

Ấn giữ phím Shift và Ctrl, trỏ vào giao điểm hai đường gióng và căng một đường tròn có kích thước cỡ gấp

ba hình vuông vừa vẽ Lấy công cụ chọn

Ấn phím “cộng lớn” Sao chép đường tròn vừa vẽ. Bạn có hai đường tròn nằm chồng khít. Đường tròn mới ở trạng thái “được

chọn” Ấn giữ phím Shift và kéo dấu chọn ở một góc để dãn

đường tròn mới sao cho đường tròn mới lớn hơn đường tròn cũ như hình 2

Tạo ra đường tròn thứ hai đồng tâm với đường tròn thứ nhất

Chọn “bút chì” ở hộp công cụ (công cụ vẽ đường thẳng)

Lần lượt kẻ hai đường thẳng vuông góc, tạo thành chữ thập như trên hình 2

Ta có thể dẹp bỏ các đường gióng được rồi...

Bấm vào đường gióng dọc và gõ phím Delete Xóa đường gióng dọc Bấm vào đường gióng ngang và gõ phím Delete Xóa đường gióng ngang

Hình 2

[Đầu trang]

Một phần của tài liệu Giáo trình Corel DRAW (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w