“Nhào nặn” các nút
[Hoàng Ngọc Giao]
Với công cụ chỉnh dạng, nếu chọn nhiều nút cùng lúc, bạn được phép di chuyển, co dãn, quay tròn hoặc kéo xiên các nút ấy theo cách thức tương tự như thao tác trên toàn bộ đối tượng. Nhờ vậy, bạn có thể nhanh chóng
biến đổi một phần của đối tượng. Kết quả đôi khi rất ngoạn mục! Căng khung chọn bao quanh các nút ở đầu vịt như
Chọn Stretch and Scale Nodes trên thanh công cụ Property Bar
Các dấu chọn hiện ra, bao quanh các nút được chọn, giống như khi chọn đối tượng (hình 1B) Kéo dấu chọn ở góc trên, bên phải lên trên một chút Đầu vịt lớn hơn (hình 1C)
Chọn Rotate and Skew Nodes trên thanh công cụ Property Bar
Các dấu chọn quay hiện ra
Kéo dấu chọn ở góc trên, bên phải quay ngược chiều
kim đồng hồ Đầu vịt ngước lên (hình 1D)
Hình 1
Tương tự trường hợp đường gấp khúc, khi chọn nhiều nút cùng lúc, nếu bạn kéo một nút nào đó, các nút khác cùng được chọn sẽ di chuyển theo.
Kéo một nút ở đầu vịt lên trên (hình 2A) Cổ vịt dài ra
Bạn để ý, các đoạn cong giữa các nút được chọn giữ nguyên hình dạng khi di chuyển, tạo cảm giác cổ vịt dài ra. Muốn diễn đạt tư thế “rướn cổ” tới trước, bạn hãy thử dùng chế độ đàn hồi (elastic mode). Trong chế độ này, chỉ có nút được kéo trực tiếp di chuyển bình thường, các nút khác cùng được chọn, nếu ở càng xa nút được kéo
trực tiếp, càng ít di chuyển. Đường cong lúc bấy giờ giống như một sợi dây thun.
Hình 2
Ấn Ctrl+Z
Chọn Elastic Mode trên thanh công cụ Property Bar (biểu tượng “sợi dây thun”)
Kéo một nút ở đầu vịt lên trên (hình 2B) Cổ vịt “rướn” lên, vẻ như gắn sức Nếu hài lòng với kết quả đạt được, bạn ấn Ctrl+S để
ghi bản vẽ hiện hành lên đĩa
• Trong thao tác di chuyển, co dãn hoặc xoay tròn các nút đường cong, phím Ctrl và phím Shift cũng có hiệu lực gống như trong thao tác tương tự đối với toàn bộ đối tượng (mà bạn đã biết).
Hỏi - Đáp
Trong bài tập vẽ “kiến trúc củ hành”, tôi thấy hơi khó điều chỉnh các nút sao cho nóc nhà có dạng đối xứng chính xác. Nói chung, có cách nào để vẽ chính xác những hình có dạng đối xứng?
Để vẽ hình có dạng đối xứng, bạn nên dựng trước một bên cho hoàn chỉnh, sau đó tạo bản sao, “lật” qua trục ngang hoặc dọc và cuối cùng hàn gắn các nút cùng vị trí để có một đường cong duy nhất (tiện cho việc tô màu
và xử lý chi đó sau này). Ta hãy xét một ví dụ. Giả sử bạn muốn vẽ một lá bài “ách bích” như hình 3.
Hình 3
Trước hết ta vẽ dấu bích. Sau khi phác nét thô dưới dạng đường gấp khúc (gồm 3 đoạn như hình 4A) bằng “bút chì” Freehand, bạn dùng công cụ chỉnh dạng căng khung chọn bao quanh đường gấp khúc ấy (chọn mọi nút) và bấm vào Convert Line To Curve trên thanh công cụ Property Bar để chuyển đổi mọi nút thẳng thành nút
cong. Từ lúc ấy, bạn “tha hồ” co kéo các đoạn cong để có được dáng điệu như ý (hình 4B). Khi đã hài lòng với đường cong, bạn bấm vào công cụ chọn, gõ phím “cộng lớn” để tạo ra bản sao của đường cong, ấn giữ phím Ctrl và kéo dấu chọn ở giữa cạnh trái qua bên phải để đưa bản sao vào tư thế đối xứng với bản gốc (hình 4C).
Bạn thu được hai đường cong đối xứng có hai nút chồng lên nhau (ở đỉnh dấu bích). Bạn chọn cả hai đường cong, bấm vào Combine trên thanh công cụ Property Bar, rồi lại “cầm” công cụ chỉnh dạng, căng khung
chọn bao quanh hai nút chồng lên nhau ấy, bấm vào Joint Two Nodes và bấm vào Auto-Close Curve
trên thanh công cụ Property Bar để thu được đường cong kín, tạo thành dấu bích hoàn chỉnh (hình 4D). Những việc cần làm sau đó để có “tác phẩm” như hình 3 đối với bạn lúc này chỉ là “chuyện vặt”.
Hình 4
Cần nói thêm rằng khi bạn gõ phím “cộng lớn” để sao chép đường cong, bản sao được tạo ra là một đối tượng riêng biệt. Ta không thể “hàn gắn” hai nút của hai đối tượng đường cong khác nhau mà trước hết phải dùng
chức năng Combine để sáp nhập hai đối tượng đường cong thành một đối tượng đường cong duy nhất. Từ lúc đó, hai đường cong ban đầu trở thành hai đường con (subpath) của một đường cong. Bạn sẽ còn có dịp tìm hiểu
kỹ càng hơn chức năng Combine.
Thế thì có nhất thiết phải đặt hai nút chồng lên nhau trước khi dùng chức năng Joint Two Nodes để “hàn gắn” chúng? Chức năng Joint Two Nodes khác với Extend Curve To Close và Auto-Close Curve ra sao?
Bạn không nhất thiết phải đặt hai nút cần hàn gắn chồng lên nhau (như khi... hàn “gió đá”). Nếu chọn hai nút nằm tách biệt và bấm vào Joint Two Nodes trên thanh công cụ Property Bar, bạn thu được một nút duy nhất
tại vị trí cách đều hai nút ban đầu, thay thế cho hai nút ban đầu. Tuy nhiên, đặt hai nút chồng lên nhau, ta dễ hình dung trước kết quả của việc hàn gắn.
Khác với Joint Two Nodes, chức năng Extend Curve to Close tạo ra đoạn thẳng nối liền hai nút được chọn (số nút của đường cong vẫn như cũ). Chức năng Auto-Close Curve không đòi hỏi ta phải chọn nút trên đường cong. Khi bạn bấm vào Auto-Close Curve , CorelDRAW tự động tạo ra đoạn thẳng nối liền nút đầu
với nút cuối để có đường cong kín.
Tôi vẫn chưa hiểu cái gọi là “chế độ đàn hồi” có ích gì. Tôi đã thử lung tung và chỉ thấy các nút đường cong chạy... tá lả!
Có lẽ cần trình bày với bạn một ví dụ rõ ràng hơn. Bạn hãy chọn công cụ vẽ đường xoắn ốc Spiral Tool và vẽ đường xoắn ốc với 8 vòng quay (bạn nhớ ấn giữ phím Ctrl) như trên hình 5A. Sau đó bạn dùng công cụ chỉnh dạng Shape Tool chọn mọi nút, bấm vào Elastic Mode trên thanh công cụ Property Bar (để “bật” chế độ đàn hồi) và kéo nút ở tâm đường xoắn ốc thẳng xuống dưới (hình 5B). Bạn có cảm thấy như đang kéo một lò xo
xoắn hoặc như đang... đánh trứng để làm bánh? Nút càng xa nút ở tâm càng ít di chuyển. Nếu bạn không bật chế độ đàn hồi, mọi nút của đường xoắn ốc sẽ tiến đều theo nút ở tâm, chỉ đơn giản tạo ra sự di chuyển của
toàn bộ đường xoắn ốc mà thôi.
Hình 5
(Bài 26)