Trong ô liệt kê của cửa sổ Shaping, bạn còn thấy mục chọn Trim. Theo nghĩa bình thường, Trim là tỉa gọt. Quả thực, chức năng Trim giúp bạn dùng các đối tượng nào đó như là công cụ để tỉa gọt một đối tượng đích. Theo nghĩa toán học, người ta nói rằng đối tượng đích bị trừ bởi các đối tượng nguồn. Do vậy, ta có thể gọi đối tượng
được tạo ra bởi chức năng Trim là hiệu của đối tượng đích với các đối tượng nguồn. Vẽ hai hình tròn, một lớn, một nhỏ như hình 3A
Chọn Trim trong ô liệt kê của cửa sổ Shaping
Chọn hình tròn nhỏ Chọn đối tượng nguồn
Bấm nút Trim
Chọn hình tròn lớn Chọn đối tượng đích
Bạn có cảnh “nhật thực” như hình 3B. “Mặt trăng” (hình tròn nhỏ) đã “lấy đi” một phần của “mặt trời” (hình tròn lớn). Hình ảnh trước mắt ta là hiệu của “mặt trời” với “mặt trăng”.
Hình 3
Bạn thấy rõ, phần mất đi của hình tròn lớn là phần giao của hình tròn lớn và hình tròn nhỏ. Vẫn như bình thường, đối tượng hiệu của hai hình tròn ban đầu thực chất là một đường cong. Bạn có thể dùng công cụ chỉnh dạng để
kiểm tra điều này. Chọn công cụ chỉnh dạng và bấm vào một nút ở
hình tròn khuyết (hình 4A) Các cần khiển xuất hiện Điều chỉnh các nút và cần khiển để tạo hình trái táo bị
“ngoạm” mất một miếng (hình 4B)
màu thích hợp (hình 4C)
Hình 4
Trong 3 phương án kết hợp các đối tượng mà bạn đã biết (Weld, Intersect, Trim), dường như Trim là chức năng được ưa chuộng nhất vì cho phép tạo hình theo cách thức dễ hiểu, phù hợp với thói quen của nhiều người: tỉa gọt vật thể thô sơ ban đầu để dần dần đạt đến mục tiêu. Chức năng Trim cũng rất thuận tiện cho ta khi cần cắt xén
một hình ảnh hoàn chỉnh có sẵn để phục vụ cho nhu cầu mới. Lấy bản vẽ deer.cdr kèm theo bài này (hình con nai),
lưu trên máy của bạn
Trong CorelDRAW, bấm nút Import trên thanh công cụ (hoặc ấn Ctrl+I) và tìm chọn tập tin bản vẽ
deer.cdr mà bạn đã lưu trong thư mục nào đó
Dấu trỏ chuột đổi dạng, tỏ ý chờ bạn xác định kích thước của hình được lấy vào
Căng một khung để xác định kích thước của hình được
lấy vào Hình con nai xuất hiện trong khung do bạn xác định Giả sử bạn chỉ cần hình đầu nai thôi, để đưa vào một biểu tượng nào đó (cho một “tua” Du Lịch Sinh Thái hoặc...
nhà hàng đặc sản Tai Tiếng nào đó chẳng hạn).
Dùng “bút chì” Freehand vẽ đường gấp khúc khép kín như hình 5A
Bấm vào công cụ chọn Đường gấp khúc vừa vẽ ở trạng thái “được chọn” Bấm nút Trim
Hình 5
Hình đầu nai vừa thu được là đối tượng hiệu. Như bạn thấy, màu sắc của đối tượng hiệu giống như đối tượng đích (con nai ban đầu).
(Bài 36)
Trang trí một tựa đề [Hoàng Ngọc Giao]
Ta vừa tìm hiểu các chức năng Weld, Intersect và Trim qua các thao tác trên những hình vẽ đơn giản. Trong phần này, bạn sẽ có dịp phối hợp các chức năng vừa nêu để đạt được kết quả hoàn chỉnh, nhắm vào một mục tiêu cụ thể và gần gũi...
Giả sử bạn cần chạy dòng chữ... Tinh thoi xot xa (“Tình thôi xót xa”) sao cho thật bắt mắt. Tạo ra dòng chữ Tinh thoi xot xa, dùng phông chữ
BrodyD (hoặc phông chữ giông giống như vậy) và cỡ chữ 150 pt
Chọn màu tô tùy ý cho tiêu ngữ (artistic text) mà bạn vừa tạo ra
Chọn công cụ chỉnh dạng Các nút ký tự (character node)mũi tên xuất hiện (hình 1A) cùng hai “con chạy” hình
Hình 1
“Nút ký tự?”. Vâng, đúng là như vậy. Bạn chỉ quen với nút đường cong vì cho đến giờ ta chưa có lần nào dùng công cụ chỉnh dạng để làm việc với đối tượng tiêu ngữ. Mỗi ký tự của tiêu ngữ có một nút tương ứng giúp ta thay
đổi vị trí của chúng. Ngoài ra, bạn còn có thể kéo hai con chạy hình mũi tên để điều chỉnh nhanh chóng khoảng cách giữa các ký tự (mũi tên phải) và khoảng cách giữa hai dòng của tiêu ngữ (mũi tên xuống). Tiêu ngữ của ta chỉ có một dòng, do đó bạn chỉ có thể thử nghiệm hiệu lực của con chạy mũi tên phải...
Trỏ vào con chạy mũi tên phải Dấu trỏ chuyển thành dạng dấu cộng
Kéo con chạy mũi tên phải qua trái Dồn các ký tự của tiêu ngữ cho gần nhau hơn, phù hợp với kiểu chữ có dạng “viết tay” (hình 1B) “Tình thôi xót xa” nghĩa là “tình thành nồng ấm” (chắc vậy), có lẽ ta nên kéo cho các từ của tiêu ngữ gần nhau hơn nữa. Cũng như khi chỉnh dạng đường cong, ở đây bạn có thể lôi kéo nhiều nút ký tự cùng lúc bằng cách chọn một
lượt các nút ấy (căng khung chọn bao quanh các nút cần chọn hoặc ấn giữ phím Shift và bấm vào từng nút). Căng khung chọn bao quanh nút của những ký tự trong
các từ thoi xot xa
Các nút được chọn có màu tô đen, tỏ ý sẵn sàng di chuyển
Ấn giữ phím Ctrl và kéo một trong các nút chọn qua trái Các từ thôi xót xa nhích lại gần từ Tinh (hình 2A) Việc ấn giữ phím Ctrl giúp bạn khống chế sự di chuyển của các từ theo chiều ngang, không để chúng bị xê dịch
lên xuống. Căng khung chọn bao quanh các nút của hai từ xot xa
Ấn giữ phím Ctrl và kéo một trong các nút chọn qua trái
(hình 2B) Hai từ xot xa nhích lại gần từ thoi Căng khung chọn bao quanh các nút của từ xa
Ấn giữ phím Ctrl và kéo một trong hai nút đã chọn qua
Nếu thấy vẫn còn “xót xa”, bạn có thể dồn ép các chữ táo bạo hơn nữa, như hình 2D chẳng hạn
Hình 2