Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tắn dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt cho vay của NHNN &PTNT Nam Hà Nội là khâu thẩm định khách hàng. Công tác thẩm định giúp nhận biết những rủi ro có thể xảy ra khi cho vay. Quy trình thẩm định khách hàng bao gồm những bước như sau:
* Kiểm tra hồ sơ vay vốn
` Một bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng được coi là đầy đủ hợp lệ khi bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị vay vốn: nêu rõ mục đắch vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, biện pháp bảo đảm tiền vay.
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống + Các chứng từ có liên quan(xuất trình khi vay vốn)
` Hồ sơ pháp lý bao gồm các tài liệu như: quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ doanh nghiệp, giấy chúng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT, TGĐ, giấy phép hành nghềẦ
` Hồ sơ do ngân hàng lập bao gồm báo cáo thẩm định, tái thẩm định, biên bản họp HĐTD,các loại thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ quá hạn, sổ theo dõi cho vay Ờ thu nợ.
` Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập gồm: hợp đồng tắn dụng, sổ vay vốn, biên bản sau khi cho vay, biên bản xác định nợ rủi ro bất khả khángẦ ` Hồ sơ tài chắnh gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chắnhẦ
` Hồ sơ về khoản vay trình bày về phýõng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu týẦ Ngoài sự đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, các cán bộ tắn dụng cần xem xét tắnh chân thực của các số liệu mà khách hàng cung cấp. Đồng thời xem xét sự hợp pháp của các tài liệu kể trên.
* Phân tắch tình hình tài chắnh của khách hàng
Việc phân tắch khách hàng dựa vào các tài liệu như các báo cáo tài chắnh, các thông tin tài chắnh và phi tài chắnh, các công ty hoạt động cùng ngành nghề với khách hàngẦTình hình tài chắnh của khách hàng được xem xét cụ thể qua các yếu tố sau đây:
- Các chỉ tiêu tài chắnh chủ yếu
Đây là yếu tố mang tắnh then chốt trong việc phân tắch tình hình tài chắnh của một khách hàng. NHNN& PTNT Nam Hà Nội sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:
<1> Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
=>Hệ số phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn.
+ Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động Ờ hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn =>Hệ số càng cao thì khả năng trả nợ của khách hàng càng lớn
+ Hệ số thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền và các TS tương đương tiền/ Nợ ngắn hạn
=>Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán nợ của khách hàng bằng tiền mặt. <2> Nhóm chỉ tiêu hoạt động
+ Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân + Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân + Hệ số vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản
<3> Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
+ Hệ số nợ = (Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu)/ Tổng tài sản =>Hệ số này nhỏ hơn 0,5 là tốt nhất.
+ Hệ số khả năng trả lãi - Lợi tức trước thuế và lãi/ Chi phắ trả lãi
=>Hệ số đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ <4> Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời
+ Hệ số mức sinh lời trên doanh thu = Tổng lợi tức sau thuế/ Doanh thu thuần + Hệ số thu nhập trên tổng tài sản = tổng lợi tức sau thuế/ tổng tài sản + Hệ số thu nhập trên vốn thuần = tổng lợi tức sau thuế/ Vốn chủ sở hữu - Các khoản mục tài sản
+ Ngân quỹ bao gồm: tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, các khoản phải thu. Trong đó ngân hàng phải chú ý tới các khoản phải thu để loại trừ những khoản bán chịu không thu được, hoặc khó thu.
+ Các chứng khoán có giá là các tài sản tài chắnh của doanh nghiệp. Nó làm tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và có thể đem bán khi cần thiết.
+ Hàng tồn kho: ngân hàng luôn quan tâm tới số lượng, chất lượng, bảo hiểm rủi ro với các hàng hoá trong kho do có rất nhiều khoản vay ngắn hạn với mục đắch tăng dự trữ hàng hoá.
+ Tài sản cố định : ngân hàng xem xét đối với các khách hàng vay trung - dài hạn. - Các tài sản đảm bảo
+ Tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đi thế chấp và không có tranh chấp.
+ Tài sản thế chấp phải có giá trị , có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định của Chắnh phủ, của NHNN.
+ Tài sản thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng trên thị trường. - Thẩm định tắnh khả thi của phương án vay vốn của khách hàng
` Đối với phương án vay vốn ngắn hạn Các cán bộ tắn dụng phải đảm bảo
+ Tắnh hợp pháp về mục đắch sử dụng vốn, tắnh hợp lệ, hiệu lực khả năng thực hiện hợp đồng vay vốn của khách hàng và đối tác của họ.
+ Xác định nhu cầu vốn, nhu cầu xin vay của khách hàng và khả năng trả nợ đến hạn của họ.
` Đối với phương án vay vốn dài hạn
Các cán bộ tắn dụng cần thu thập thông tin về dự án, cán bộ thẩm định tiếp tục phân tắch các yếu tố sau:
+ Phân tắch tài chắnh dự án: mức cho vay, thời hạn và khả năng trả nọ.
+ Phân tắch tắnh khả thi dự án: thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường các yếu tố đầu vàoẦtừ đó phân tắch hiệu quả dự án.
+ Phân tắch khả năng trả nợ của dự án. Từ đấy ngân hàng biết dự án có đảm bảo được trả đúng hạn, đủ gốc và lãi hay khôngẦ
Sau khi tiến hành khâu thẩm định khách hàng - một khâu có vai trò quan trọng nhất, ngân hàng sẽ xử dụng tới mô hình chấm điểm rủi ro nhằm đo lường mức độ rủi ro của khoản vay.
Ngân hàng đã sử dụng phương pháp đo lường rủi ro tắn dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn thiết lập hệ thống xếp hang rủi ro tắn dụng của mình. Tuỳ theo đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hộ gia đình, hay chủ trang trại mà cán bộ tắn dụng sử dụng bảng xếp hạng tắn dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tắn dụng.
Kết quả chấm điểm được ghi trên biểu mẫu Ộ Phiếu xếp hạng tắn dụng Ợ.
Các chỉ tiêu phân loại ( Đối với khách hàng là doanh nghiệp ), căn cứ tình hình tài chắnh và kết quả SXKD, gồm có:
` Chỉ tiêu 1: Lợi nhuận
+ Lợi nhuận dương, bằng hoặc cao hơn năm trước A + Lợi nhuận dương, thấp hơn năm trước B
+ Lợi nhuận âm: C
` Chỉ tiêu 2 : Tỷ suất tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu * 100 Tỷ suất tài trợ = --- Tổng nguồn vốn
+ Tỷ suất tài trợ từ 8% trở lên: A
+ Tỷ suất tài trợ từ 3% -8%: B
+ Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3 %: C
` Chỉ tiêu 3 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng Tổng giá trị TSLĐ và đầu tư ngắn hạn thanh toán nợ = --- ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 1 trở lên: A + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ 0,5 tới 1: B + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngăn hạn nhỏ hơn 0,5: C ` Chỉ tiêu 4 : Tỷ lệ nợ xấu tại NHNNo
+ Có nợ thuộc nhóm 1,2: A
+ Có nợ thuộc nhóm 3,4: B
+ Có nợ thuộc nhóm 5: C
` Chỉ tiêu 5 : Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành
+ Doanh nghiệp không có vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành: A + Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhưng chưa tới mức xử phạt hành chắnh: B + Doanh nghiệp bị xử phạt hành chắnh bị truy cứu trách nhiệm hình sự: C Căn cứ kết quả phân loại cho từng chỉ tiêu trên, để phân loại cho từng khách hàng như sau: Khách hàng loại A: Tất cả chỉ tiêu đạt A
Khách hàng loại B: Không thuộc phân loại A và C. Khách hàng loại C: Có chỉ tiêu C.
Đây là phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tắn dụng của khách hàng thông qua quy trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất dựa vào các thông tin tài chắnhvà phi tài chắnh của khách hàng tại thời điểm phân loại. Việc chấm điểm tắn dụng và phân loại khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc :
` Phân loại để chon lọc và phát triển ngân hàng.
` Ra quyết định cấp tắn dụng: xác định hạn mức tắn dụng, thời hạn, mức lãi suất, phắ dịch vụ, biện pháp bảo đảm tiền vay.
` Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tắn dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng lường trước được chất lượng khoản vay để có biện pháp xử lý kịp thời. Nâng cao năng lực quản lý của ngân hàng trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro.
2.2.2.3 Ngăn ngừa rủi ro tắn dụng
NHNN & PTNT Nam Hà Nội đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ chương Ộgiảm dần nguồn tiền gửi của TCTD, công ty chứng khoán, công ty bảo
hiểmẦỢ tắch cực tìm các nguồn vốn từ các tổ chức khác để bù đắp. Xác định thị trường khách hàng của Chi nhánh mới ra đời trên địa bàn cạnh tranh gay gắt, NHNN & PTNT Nam Hà Nội luôn xây dựng định hướng cho công tác tắn dụng là an toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ cac đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết và cứng rắn đối với các khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tắn dụng. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay thêm khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau khi đơn vị giải ngân.
2.2.2.4 Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tắn dụng xảy ra
Nhận biết, đo lường, cùng ngăn ngừa rủi ro tắn dụng giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Và khi rủi ro xảy ra ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất có thể.
Năm 2005 là năm mà kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và thách thức như hạn hán, bão lụt tàn phá, dịch H5N1, giá cả, lãi suất của thế giới và trong nước có nhiều biến động. Năm 2005 cũng là năm thứ 5 trong chặng đường phát triển của Chi nhánh Nam Hà Nội, là năm thứ tư trong đề án phát triển 5 năm tại các Đô thị lớn của NHNN VN, là năm phấn đấu nâng hạng doanh nghiệp của Chi nhánh, đây là động lực quan trọng tác động đến mọi công tác chỉ đạo điều hành và điều động của Chi nhánh. Năm 2005 thực sự là năm khó khăn của công tác cho vay, đầu năm nguồn vốn không tăng nên không có vốn để cho vay, nhất là nguồn vốn ngoại tệ, tiến độ thi công các dự án cho vay trung và dài hạn bị chậmẦMặt khác trong năm 2004 đã phát sinh một số khoản nợ xấu của 1 số đơn vị lớn như: công ty TNHH Tự Cường 4 tỷ, công ty Điện tử công nghiệp 11 tỷ. Tuy nhiên Chi nhánh đã thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Chi nhánh đã thực hiện trắch lập quỹ dự phòng
rủi ro từ lợi nhuận sau thuế nhằm bù đắp các khoản tắn dụng bị tổn thất. Đồng thời Chi nhánh tiếp tục làm việc trực tiếp với các đơn vị này tới khi họ hoàn thành việc trả nợ mà không cần phải sử dụng tới luật pháp. Mặt khác do Chi nhánh đã mua bảo hiểm tắn dụng nên nếu các đơn vị này không thực hiện nghĩa vụ của mình thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm gánh đỡ bồi thường cho Chi nhánh. Với các biện pháp cụ thể và thiết thực tới 31/11/2005 Chi nhánh đã giải quyết thu nợ xong các khoản trên.