Tỷ lệ biến thá

Một phần của tài liệu Ương ấu trùng cua (Scylla paramamosain) theo hai giai đoạn (Zoea1 – Zoea5 và Zoea5 – Cua1) với các mật độ khác nhau (Trang 26 - 29)

- Tỷ lệ biến thái: Xác định tỷ lệ biến thái của ấu trùng cua các giai đoạn Zoea1, Zoea2, Zoea 3,Zoea4, Zoea5 (thí nghiệm 1) và giai đoạn Megalopa, Cua1 (thí nghiệm 2) trong

4.1.3Tỷ lệ biến thá

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1.3Tỷ lệ biến thá

Cũng như các loài giáp xác khác, cơ thể của cua có lớp vỏ Kitin bao bọc và cua lớn lên thông qua quá trình lột xác. Quá trình này xảy ra khi cơ thể cua có đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Ở giai đoạn ấu trùng thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn từ 2-3 ngày, tuy nhiên thời gian này còn tùy thuộc vào đều kiện môi trường, dinh dưỡng. Thời gian giữa hai lần lột xác sẽ tăng theo kích thước cua.

Theo dõi giai đoạn phát triển và thời gian biến thái của ấu trùng cua ở thí nghiêm 1 (Bảng 4.2) cho thấy thời gian biến thái ở cả ba nghiệm thức xảy ra như nhau. Từ giai

đoạn Zoea1 − Zoea5 mỗi giai đoạn kéo dài từ 2 − 3 ngày và đến ngày thứ 12 bắt đầu xuất hiện Megalopa hầu hết ở các nghiệm thức. Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh (Chen and Jeng, 1980). Hill (1974) đã tăng nhiệt độ tới 35 0C và không cho ăn, kết quả là tỷ lệ sống của ấu trùng giảm và ông cũng đưa ra nguyên nhân là nhiệt độ tăng, quá trình trao đổi chất tăng cộng thêm không bổ sung thức ăn nên ấu trùng chết nhiều. Khi nhiệt độ tăng thích hợp thì làm tăng tần xuất lột xác. Khi nhiệt độ ở khoảng 25 − 27 0C thì phải mất 28-35

ngày ương, còn nếu tăng lên 28 − 30 0C thì chỉ mất 26 ngày, tối đa là 30 ngày. Trong thí nghiệm của Marichamay and Rajipackiam thì thời gian biến thái từ giai đoạn Zoea1 − Zoea4 là 13 ngày ở nhiệt độ 28,5 − 31 0 C. Trong khi đó ở nhiệt độ 22 − 24 0C thì phải mất 17 ngày. Trong thí nghiệm 1 cho thấy nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng (27,4 ± 0,32 0C - 30,4 ± 0,28 0C) từ đó dẫn đến ấu trùng cua chỉ sau 12 ngày bắt đầu xuất hiện Megalopa.

Bảng 4.2 Tỷ lệ biến thái ở các giai đoạn ấu trùng của thí nghiệm 1

Ngày Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3

1 100% Z1 100% Z1 100% Z1 2 75% Z2 75% Z2 75% Z2 3 100% Z2 100% Z2 100% Z2 4 70% Z3 70% Z3 70% Z3 5 100% Z3 100% Z3 100% Z3 6 30% Z4 30% Z4 30% Z4 7 100% Z4 100% Z4 100% Z4 8 30% Z5 30% Z5 30% Z5 9 100% Z5 100% Z5 100% Z5 12 Bắt đầu xuất hiện Megalopa 4.1.4 Tỷ lệ sống

Trong ương ấu trùng thủy sản nói chung cũng như ương ấu trùng cua biển thì tỷ lệ

sống là kết quả của sự tác động bởi nhiều yếu tố, từ khâu chuẩn bị nước ương, thức ăn cho ấu trùng, kỹ thuật quản lý, chăm sóc…Trương Trọng Nghĩa (2004) khi ương ấu

trùng cua Scylla paramamosain ở mật độ 50 – 200 con/L cho thấy đến ngày thứ 15 sau khi ương thì tỷ lệ sống của ấu trùng ở nghiệm thức mật độ 100 con/L (45 ± 8%) cao hơn so với các nghiệm thức mật độ 200 con/L (30 ± 5%), 150 con/L (28 ± 10%) và 50 con/L (28 ± 12%).

Qua (Bảng 4.3) cho thấy nghiệm thức 3 cho tỷ lệ sống (14,7 ± 1,88%) cao hơn so với nghiệm thức 2 (10,1 ± 1,90%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 1 (12,5 ± 2,78%). Qua thí

nguyên nhân dẫn đến nghiệm thức 3 cho tỷ lệ sống cao là khi ương ở mật độ cao cần cung cấp nhiều thức ăn do đó lượng thức ăn trong bể nhiều làm cho ấu trùng có khả

năng bắt được thức ăn là rất cao từ đó lượng dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể nhiều làm tăng khả năng lột xác, nâng cao tỷ lệ sống. Khi xét về năng xuất cho thấy nghiệm thức 1 cho năng xuất trung bình 37 con/L, nghiệm thức 2 (40 con/L) và nghiệm thức 3 (73 con/L). Đều này cho thấy khi ương ở mật độ cao thì cho năng suất cao do đó nó mang một ý nghĩa tích cực trong khả năng nâng cao mật độ ương trong ương ấu trùng cua biển. Vì khi ương ở mật độ cao có thể tận dụng được thể tích bể ương, tiết kiệm

được chi phí thức ăn cùng với các chi phí khác từđó sẽ dẫn đến giảm được chi phí sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Nguyễn Cơ Thạch và csv (2004) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ

lệ sống của ấu trùng cua biển cho rằng, sự phối hợp của 3 loại thức ăn gồm luân trùng,

Artemia và tảo cho kết quả tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea5 25,2%. Nguyễn Thị Ngọc Diễm (2000) khi ương ở mật độ 50, 70, 100 con/L với các loại thức ăn khác nhau cho tỷ lệ sống đến giai đoạn Zoea5 của nghiệm thức sử dụng tảo, Rotifer và Artemia là

66% cao hơn so với sử dụng thức ăn đơn lẻ. Đều đó cho thấy ở thí nghiệm 1 tuy khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức. Nhưng chỉ cho ấu trung ăn một loại thức ăn

đơn lẻ là Artemia nên dẫn đến tỷ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn Zoea5 thấp hơn so với các thí nghiệm trước đây có sử dụng thức ăn kết hợp.

Bảng 4.3 Tỷ lệ sống giai đoạn Zoea5 ở các nghiệm thức của thí nghiệm 1

Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Tỷ lệ sống%

12,5 ± 2,78ab 10,1 ± 1,90a 14,7 ± 1,88b

Hình 4.1 Tỷ lệ sống giai đoạn Zoea5 các nghiệm thức ở thí nghiệm 1

4.2.Thí nghiệm 2

4.2.1 Các yếu tố môi trường 4.2.1.1 Nhiệt độ

Một phần của tài liệu Ương ấu trùng cua (Scylla paramamosain) theo hai giai đoạn (Zoea1 – Zoea5 và Zoea5 – Cua1) với các mật độ khác nhau (Trang 26 - 29)