- Tỷ lệ biến thái: Xác định tỷ lệ biến thái của ấu trùng cua các giai đoạn Zoea1, Zoea2, Zoea 3,Zoea4, Zoea5 (thí nghiệm 1) và giai đoạn Megalopa, Cua1 (thí nghiệm 2) trong
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.2.3 Tỷ lệ sống
Qua (Bảng 4.6) cho thấy mật độ ương ở nghiệm thức 1 cho tỷ lệ sống (11,8 ± 1,56%)
cao hơn so với nghiệm thức 2 (9 ± 2,05%) và nghiệm thức 3 (7,37 ± 2,06%) nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Trong khi thí nghiệm Quách Kha Ly (2007) khi
ương ở mật độ 20 con/L cho tỷ lệ sống 21,9%, còn khi ương ở mật độ 40 con/L cho tỷ
lệ sống 12,2% cùng sử dụng một loại thức ăn giống như thí nghiệm trên là ấu trùng
Artemia và thức ăn nhân tạo. Đều đó cho thấy trong thí nghiệm này mặt dù không có ý nghĩa thống kê nhưng nó mở ra một triển vọng mới là có thể giảm mật độương nhằm nâng cao tỷ lệ sống của Cua1, nâng cao năng suất trong kỹ thuật sản xuất giống cua biển.
Trong quá trình ương ấu trùng Cua biển tỷ lệ sống bị giảm dần qua mỗi giai đoạn biến thái. Sự hao hụt rõ nhất là quá trình chuyển giai đoạn từ Zoea5 sang Megalopa. Đều này có thể do đây là giai đoạn biến thái lớn nhất trong giai đoạn ấu trùng, vì ấu trùng chuyển từ bơi lội thụđộng sang chủđộng. Sự hình thành các phụ bộ như càng sự gia tăng về kích thước và do chúng có cặp càng dẫn đến ấu trùng hao hụt rất nhiều do cắn nhau. Đo đó cần mở ra nhiều hướng mới ương ấu trùng ở giai đoạn từ Zoea5 − Cua1 ở
mật độ thấp nhằm nâng cao tỷ lệ sống của cua.
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống Cua1 của các nghiệm thức ở thí nghiệm 2
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Tỷ lệ sống%
11,8 ± 1,56a 9 ± 2,05a 7,37 ± 2,06a
Các giá trị có cùng chữ cái trong cùng một hàng thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Hình 4.2 Tỷ lệ sống giai đoạn Cua1 các nghiệm thức ở thí nghiệm 2