Đối với Chính phủ và Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu – PGD Bình Tiên (Trang 31 - 32)

Năm 2013 được đánh giá là một năm thành công với những nỗ lực của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Nhà Nước. Trong năm qua, NHNN đã làm được một số việc gây được sự đồng thuận của dư luận như đưa hệ thống ngân hàng quay lại hoạt động bình thường, ổn định thanh khoản, xử lý ngân hàng yếu kém. Cùng với đó, thị trường vàng đã trở nên bình lặng vì không còn sự lũng đoạn của những “cá mập”, không có đợt sóng trào, rối loạn, giải quyết được tất toán hoạt động vàng mà không gây rủi ro cho hệ thống ngân hàng.Điểm sáng trong điều hành của Chính phủ năm 2013 là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Trong đó, đóng góp của NHNN là trực tiếp và rất quan trọng. Để đạt được những mục tiêu chiến lược đề ra trong giai đoạn sắp tới về phát triển kinh tế nói chung cũng như ngành kinh doanh ngân hàng nói riêng, sau đây là một số giải pháp mang tầm vĩ mô:

+ Nhà nước cần mở rộng quan hệ đối ngoại với các TCTC nước ngoài, tranh thủ

sự giúp đỡ và tài trợ của các nguồn vốn có lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, điều hành tỷ giá Việt Nam đồng một cách linh hoạt phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế.

+ NHNN cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, tạo tính thống nhất và

đồng bộ trong các định chế, các chế tài, các quy định liên quan đến ngân hàng, phù hợp với quy luật và điều lệ quốc tế Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đề

cao trách nhiệm của các NHTM, nâng cao chất lượng quản lí, thiết lập cơ chế phòng ngừa rủi ro, đảm bảo sự khỏe mạnh, an toàn của hệ thống ngân hàng.

+ Tạo lập mối quan hệ chặt chẽ, mối liên kết giữa các ngân hàng. Đây là điều vô

cùng quan trọng bởi tính chất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp đặc biệt này. Một ngân hàng khủng hoảng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng khác, tạo tâm lý hoang mang cho khách hàng, làm mất uy tín của các ngân hàng khác. Các mối liên kết không những mang lại hiệu quả cao về mặt hình thức mà nó còn góp phần thúc đẩy hơn nữa cho hoạt động huy động vốn.

+ Kiềm chế đẩy lùi hiện tượng đô la hóa, tạo lòng tin cho dân chúng và các doanh

nghiệp vào tiền VNĐ, áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VNĐ cao hơn lãi suất tiền gửi USD để khuyến khích người dân tích lũy và gửi tiền vào NHTM bằng VNĐ.

+ Trong điều hành chính sách tiền tệ vẫn còn nhiều thách thức khác. Ví như câu

chuyện vàng, NHNN cần hình thành bài bản gắn với câu chuyện sàn vàng, vấn đề huy động vàng từ dân để đưa nguồn lực này vào đầu tư phát triển.

+ Điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn đảm bảo hài hòa

lợi ích của người gửi tiền, người vay và các TCTD. Theo đó, người gửi tiền vẫn có lãi suất thực dương; doanh nghiệp được tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn, đặc biệt là đối với 4 lĩnh vực ưu tiên; ngân hàng đảm bảo được chi phí hoạt động, dự phòng chi trả và có lợi nhuận ở mức hợp lý

+ Chính phủ cũng như NHNN cần điều hành kiểm soát lạm phát ở mức một con

số, giảm lãi suất cho vay, tung ra các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, một khi kinh tế phát triển thì người dân mới có thu nhập dư ra để gửi tiền vào NH.

- Trong giai đoạn nền kinh tế mới bước đầu phục hồi thì thiết nghĩ chính sách đánh thuế thu nhập đối với khoản tiền gửi tiết kiệm của NN là chưa cần áp dụng, bởi vì nếu tung ra chính sách vào thời điểm này là vô cùng nhạy cảm, chắc chắn sẽ cản trở nguồn vốn này.

- Thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của các NHTM để đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Á Châu – PGD Bình Tiên (Trang 31 - 32)