Các đề suất cho hoạt động marketing của BIDV 1 Các đề xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 43 - 47)

1. Các đề xuất

Bộ máy hoạt động marketing của BIDV còn nhiều hạn chế đảm bảo cho chiến lược marketing thông suốt và hiệu quả. Chức năng bị chồng tréo giữa Ban TH&QHCC với các Ban có chức năng kinh doanh như Ban PTSPBL& Markeitng, Ban bán buôn, Trung Tâm Thẻ… thực tế đang có nhu cầu ngày một tăng về các hoạt động marketing đặc biệt là về các hoạt động quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt của mình. Như vậy, một đề xuất giống như các chuyên gia của ngân hàng đã từng đề nghị là BIDV cần xây dựng một bộ phận quản lý cao nhất về marketing để triển khai đến thương hiệu của toàn hệ thống, khối bán lẻ, khối bán buôn và các Ban có chức năng kinh doanh khác. Lúc đó vấn đề cao nhất, kế hoạch marketing tổng thể là của bộ phận quản lý marketing đồng thời sẽ có những bộ phân chuyên trách thực hiện cụ thể đến từng Ban kể trên.

BIDV cần hướng tới việc định vị một thương hiệu của toàn hệ thống dựa trên những nền tảng về hình ảnh hệ thống, các lĩnh vực kinh doanh và uy tín đã đạt được trong hơn 50 năm hoạt động. Từ đó, định vị nhỏ hơn cho các thương hiệu của khối bán lẻ, khối bán buôn để tạo được sự đồng nhất và xác định rõ sự đóng góp, vị trí của mỗi khối trong việc phát triển thương hiệu chung của toàn hệ thống. Qua đó, khối bán lẻ nhận thấy mình ở vị trí nào, sẽ xây dựng hình ảnh ngân hàng bán lẻ hàng đầu nhưng là hàng đầu như thế nào. Việc định vị đó sẽ phù hợp với thương hiệu chung và các thương hiệu bộ phận khác. Đó là cơ sở cho việc định vị thương hiệu của ngân hàng bán lẻ.

Vấn đề quản lý danh mục sản phẩm đang là vấn đề cần thiết của BIDV. Bài toán đặt ra là làm thế nào để phát triển và kiểm soát số lượng sản phẩm khá lớn. Đồng thời phải cải biến các sản phẩm dịch vụ đó đảm bảo cao nhất tính đa dạng, phong phú nhưng đáp ứng nhiều nhất nhu cầu của khách hàng và thu được lợi nhuận chớ không phải dàn trải và thiếu tính khác biệt tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ như hiện nay. Việc phát triển sản phẩm mới trong môi trường cạnh tranh ngày nay là quan trọng. BIDV cần có một quy trình để xây dựng và đưa

ra thị trường sản phẩm mới thu được hiệu quả cao và lợi thế cạnh tranh khi mà các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khá giống nhau và không có sự khác biệt.

Đối với vấn đề truyền thông hiện nay phòng marketing cần chủ động có một kế hoạch tổng thể cho các sản phẩm, dịch vụ. Trong đó phối hợp các hoạt động truyền thông với nhau, xây dựng lộ trình cho các kênh truyền thông để đạt hiệu quả và có thể kiểm soát được hiệu quả đó.

2. Các đề tài nghiên cứu

Từ những phân tích hiện trạng trên, để giải quyết một trong những vấn đề của phòng marketing nơi thực tâp, em xin đề suất đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết trong vấn đề xây dựng sản phẩm dịch vụ bán lẻ mới của BIDV.

Mục tiêu của đề tài lựa chọn:

•Xây dựng một và thực hiện một quá trình đưa ra sản phẩm mới của Ban PTSPBL&Marketing. Đánh giá để từ đó có thể áp dụng quy trình này cho quá trình đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới.

•Xây dựng một bản kế hoạch truyền thông marketing đầy đủ, hoàn chỉnh và có hiệu quả cho một sản phẩm mới. Từ đó góp phần bảo đảm cho sản phẩm mới của BIDV thành công trên thị trường.

Cụ thể sản phẩm mới được lựa chọn là sản phẩm hướng vào việc huy động vốn của ngân hàng. Sản phẩm huy động vốn thông qua gửi tiền tiết kiệm cho trẻ em.

Trong quá trình tìm hiểu chưa có một đề tài nào tương tự được đề suất. Hiện tại, sản phẩm này đã được Ban lãnh đạo của BIDV thông qua và đang trong quá trình triển khai tung ra thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này gặp nhiều thuận lợi trong điều kiện phòng marketing nơi thực tập cũng đang lên kế hoạch triển khai thực hiện.

Tên đề tài được dự định chọn là:

1.“Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm “ tiết kiệm cho trẻ em” của BIDV. Thực hiện toàn bộ kế hoạch marketing cho sản phẩm mới gồm nghiên

marketing mix (7P).

2. “Xây dựng kế hoạch truyền thông cho sản phẩm tiết kiệm cho trẻ em”của BIDV”. Tập trung vào xây dựng kế hoạch truyền thông cho sản phẩm bao gồm: của BIDV”. Tập trung vào xây dựng kế hoạch truyền thông cho sản phẩm bao gồm:

nghiên cứu khả năng truyền thông đến khách hàng mục tiêu, hành vi tiếp nhận thông tin, mục tiêu truyền thông, các kênh truyền thông và các công cụ được lựa chọn, lộ trình thực hiện các biện pháp truyền thông, các phương pháp đánh giá hiệu quả truyền thông trong quá trình thực hiện.

KẾT LUẬN

BIDV hoàn toàn có đủ nguồn lực cũng như khả năng tài chính để trở thành ngân hàng đầu ngành của Việt Nam. Đặc biệt với lợi thế về uy tín, hình ảnh trên 50 năm hoạt động, là công cụ tài chính tin cậy của chính phủ, với mạng lưới rộng khắp bao phủ toàn quốc, BIDV có đủ khả năng xây dựng một thương hiệu ngân hàng mạnh và uy tín. Trên cơ sở đó, việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ là hướng đi đúng và có tính khả thi rất cao của BIDV. Thương hiệu bán lẻ chắc chắn sẽ được ngân hàng quan tâm và phát triển lớn mạnh trong thời gian tới.

Đối với hoạt động marketing, nguồn lực của BIDV để thực hiện hoạt động này như một chức năng chuyên nghiệp và đồng bộ là hoàn toàn có cơ sở để thực hiện. Thuận lợi hơn nữa là Ban lãnh đạo của BIDV cũng đang nhận thấy và rất quan tâm đến marketing, cùng với sự giúp đỡ về kỹ thuật và chiến lược của các chuyên gia tư vấn từ ngân hàng nước ngoài. Vấn đề hiện tại là tổ chức cải tổ bộ máy thực hiện marketing đi đến những chiến lược nhất quán, toàn diện và đem lại những hiệu quả lớn.

Qua bản báo cáo thực tập các vấn đề marketing của BIDV đã được phân tích và nhận xét, đồng thời đưa ra những đề xuất cần thiết trên thực trạng đã tìm hiểu. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều những vấn đề marketing còn cần những kiến thức và thông tin để phân tích chuyên sâu hơn, hiểu sâu sắc hơn nữa về hoạt động marketing tại một đơn vị lớn như BIDV.

Một lần nưa em xin cảm ơn PGS. TS Trương Đình Chiến và Th. S Phạm Văn Tuấn cùng các cán bộ phòng marketing thuộc Ban PTSPBL&Marketing đã giúp đỡ em trong qua trình tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành bản báo cáo này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên 2007 của toàn hệ thống BIDV

2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của BIDV trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2007 do công ty kiểm toán IFRS thực hiện.

3. Các báo cáo kế hoạch kinh doanh của BIDV

4. Báo cáo phân tích toàn ngành ngân hàng năm 2007 của công ty cổ phẩn chứng khoản Bảo Việt.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w