Giai đoạn sau ngày 1/9/

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 27 - 30)

I. Thực trang hoạt động marketing của HSC BID

2.3.2Giai đoạn sau ngày 1/9/

2. Thực trạng tổ chức quản trị bộ máy và các hoạt động marketing chung của BID

2.3.2Giai đoạn sau ngày 1/9/

Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện việc thay đổi cơ cấu tổ chức theo dự án TA2. Theo đó các chuyên gia tư vấn của nước ngoài đã nhận ra được những thực trạng cơ bản đã phân tích ở trên trong BIDV, và đã đưa ra những kiến nghị cho vấn đề cải tổ. Bộ máy quản trị hoạt động marketing của BIDV bước đầu có những sự thay đổi.

Đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường: bao gồm việc khảo sát, thống kê và phân tích thị trường đã được làm nhiều hơn và dần đi vào bài bản hơn. Các hoạt động này hiện nay được làm chủ yếu do Ban PTSPBL& Marketing thực hiện. Cụ thể các hoạt động này đã được phân tách theo từng đối tượng khách hàng, đánh giá hiệu quả qua các bản KPI, và có kết quả đánh giá hiệu quả từng đợt quảng cáo.

Đối với hoạt động về thương hiệu:

• Chiến lược thương hiệu cho toàn hệ thống BIDV vẫn chưa được lập ra. • Ban Lãnh Đạo cũng đã xác định được tầm quang trọng của việc xây dựng thương hiệu cho ngân hàng bán lẻ và ưu tiên cho việc phát triển thương hiệu ngân hàng bán lẻ BIDV trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên do chiến lược tổng thể vẫn chưa ra đời nên chiến lược này hiện đang không có cở sở để tìm hướng định vị cho thương hiệu ngân hàng bán lẻ. Vấn đề này đang được dừng lại ở mức là bộ phận chuyên trách về marketing ở Ban PTSPBL&Marketing yêu cầu xây dựng tổ nhận diện thương hiệu chuyên trách và áp dụng thí điểm bộ nhận diện thương hiệu bán lẻ trước áp lực kinh doanh đang rất mạnh trong thị trường này. Bước đầu đã đề xuất thí điểm tại 5 chi nhánh trong Nam và chi nhánh Hà Thành tại Hà Nội. Và hiện tại đã thu được những kết quả khả quan tại chi nhánh Hà Thành tuy chưa có tổng kết chính thức.

Đối với hoạt động về xúc tiến thương mại cho các sản phẩm dịch vụ chuyên biệt của các Ban:

Hiện tại trách nhiệm đã được san sẻ hơn cho các ban trong việc quảng bá các sản phẩm dịch vụ này. Cụ thể như sau:

•Khối Ban Buôn đã chủ động hơn trong việc lên kế hoạch khuyến mãi cho các sản phẩm dịch vụ, còn toàn bộ các hoạt động xúc tiến còn lại vẫn do Ban TH & QHCC thực hiện khi có yêu cầu là sản phẩm dịch vụ nào từ Ban Bán buôn. Vì thế cũng đang có nhu cầu có một bộ phận chuyên trách về marketing riêng của Ban bán buôn.

•Khối bán lẻ sau khi có phòng chuyên trách về marketing đã có sự chủ động hơn rất nhiều. Các hoạt động nghiên cứu thị trường được thực hiện. Việc xây dựng các nhãn hiệu cho sản phẩm mới không còn chỉ do Ban TH&QHCC thực hiện mà do phòng marketing đề xuất cùng phối hợp thực hiện. Vấn đề nhận diện thương hiệu được phòng đề xuất và đang được triển khai thí điểm tại chi nhánh Hà Thành và 5 chi nhánh có kế hoạch xây dựng trụ sở mới trong miền nam. Việc xúc tiến thương mại cho các sản phẩm hầu như được Ban thực hiện và chịu trách nhiệm về hiệu quả chương trình do đó các chương trình được giám sát một cách sát sao, tập trung và phản ứng nhanh trước những thay đổi của môi trường kinh doanh. Ngoài ra phòng đang có kế hoạch cho việc quản lý, xây dựng đội ngũ bán hàng tại các chi nhánh, xây dựng quy trình chuẩn hóa tác phong giao dịch cho khối bán lẻ nhằm tạo ra một tác phong chuyên nghiệp, đồng bộ và sẽ được triển khai trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc vẫn phải phụ thuộc vào Ban TH&QHCC như làm các hoạt động về PR cho sản phẩm, quảng cáo trên giấy với hình thức bài phỏng vấn, tổ chức các sự kiện quảng bá cho sản phẩm.

•Trung Tâm Thẻ: hiện nay trên danh nghĩa vẫn phụ thuộc hoàn toàn như trước vào Ban TH&QHCC trong các hoạt động marketing. Tuy nhiên hiện tại trước nhu cầu công việc, để đảm bảo tiến độ đã đang tự thực hiện một số hoạt động marketing đặc thù riêng, và đi đến một nhu cầu là có một bộ phận chuyên trách về các vấn đề marketing riêng.

•Ban Định Chế Tài Chính: hiện tại do đặc thù của Ban là phục vụ và kinh doanh với các tổ chức tài chính, các ngân hàng khác trong nước và trên thế giới nên marketing của Ban đặc thù là các hoạt đông marketing trực tiếp. Hiện tại các hoạt động này của Ban vẫn được thực hiện theo phương thức là gửi yêu cầu lên Ban TH&QHCC để được thực hiện.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 27 - 30)