Đánh giá thực trạng marketing của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL & Marketing

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 41 - 43)

II. Phân tích sâu vào thực trạng hoạt động của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL&Marketing

5. Đánh giá thực trạng marketing của phòng marketing thuộc Ban PTSPBL & Marketing

Xét về chức năng và nhiệm vụ của phòng trong bộ máy quản trị marketing của HSC thì một thực tế là ở vị trí và vai trò như hiện tại thì phòng marketing của Ban phát triển sản phẩm và marketing chỉ giải quyết phần lớn các vấn đề marketing của Ban bán lẻ cho nên các hoạt động marketing chung liên quan đến khối bán lẻ hoặc khối bán buôn hoặc các đơn vị kinh doanh khác trong hệ thống vẫn chưa có một đầu mối thống nhất về các hoạt động marketing. Các hoạt động về truyền thông liên quan đến hoạt động đặc thù của khối bán lẻ vẫn phụ thuộc vào Ban thương hiệu cho nên các vấn đề về thời gian, phối hợp vẫn như ở trên vẫn chưa giải quyết được.

Vấn đề xây dựng thương hiệu bán lẻ đã được đề xuất và được cụ thể hóa thành một số mảng chiến lược như đã phân tích ở trên, song hình ảnh thương hiệu định vị còn quá mơ hồ: “ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Thiếu căn cứ từ sự thống nhất với thương hiệu toàn hệ thông BIDV hiện chưa được định vị rõ ràng. Nên việc xác định đầy đủ nội dung định vị cho ngân hàng bán lẻ BIDV khá khó khăn.

Xét về các hoạt động marketing mix đã được thực hiện:

• Hiện nay về sản phẩm: các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng bán lẻ BIDV tuy có số lượng nhiều và phong phú, song không có sự khác biệt nào lớn tạo lợi thế cạnh tranh cho BIDV. Các sản phẩm, dịch vụ vẫn nằm trong tình trạng giống nhau giữa các ngân hàng về chủng loại, chức năng và các tiện ích đem đến cho khách hàng. Bên cạch đó việc phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới được xem là vấn đề quan trọng và là lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ thì phòng marketing cũng chưa đưa ra một quy trình để phân tích và nghiên cứu tung ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới.

• Vấn đề truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ chuyên biệt của khối bán lẻ, ngoài hạn chế là một số hoạt động vẫn phụ thuộc vào Ban TH&QHCC, thì các hoạt động về truyền thông hầu như được thực hiện không theo một lộ trình kế hoạch để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ các hoạt động như PR, các hoạt động quảng cáo, các chương trình khuyến mãi. Dẫn đến là chưa có một kế hoạch tổng thể về truyền thông cho các sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, thiếu một mục đích tổng thể cho kế hoạch truyền thông sẽ gây khó khăn trong việc đánh giá và kiểm soát kết quả thực tế thực hiện chúng.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của BIDV (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w