MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI NINH BÌNH

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập " Quản Lý nhà nước về du lịch văn hóa ở tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 45)

NHÀ NƯỚC TRONG DU LỊCH VĂN HÓA TẠI NINH BÌNH

1. Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả QLNN về du lịch vănhoá: hoá:

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần tiến hành các hình thức quản lý cho phù hợp với từng dạng tài nguyên du lịch văn hoá ở các khu du lịch. Thống nhất cơ chế quản lý và trách nhiệm cụ thể giữa các ngành, các cấp có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong công tác quản lý;

Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động du lịch, qua đó có thể nắm bắt thường xuyên hoạt động du lịch tỉnh nhà đặc biệt là loại hình du lịch văn hoá, vì du lịch văn hoá rất nhạy cảm và đối tượng khách du lịch là những người có trình độ, am hiểu, ham tìm hiểu văn hoá. Giải quyết kịp thời những sai phạm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, người dân địa phương tham gia làm du lịch tại các khu, điểm du lịch, lấy ý kiến thường xuyên của du khách tại các điểm tham quan để biết và điều chỉnh kịp thời những việc chưa làm được và phát huy những việc đã làm được.

Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các khu du lịch ban quản lý khu du lịch phải thường xuyên có sự liên kết với phòng Du lịch của sở, bám sát định hướng của Tổng cục Du lịch để phát triển và mở rộng các tour du lịch văn hoá trên địa bàn tỉnh.

Phát động các phong trào trong toàn dân tìm hiểu và viết về văn hoá du lịch từ đó chọn ra những bài viết chất lượng đưa vào thuyết minh phục vụ du khách.

Các tài nguyên du lịch phần lớn còn đang ở dạng tiềm năng chính vì thế nhiều tài nguyên có thể bị mai một. Trong thời gian tới để khai thác các điểm du lịch phục vụ nhu cầu du lịch văn hoá thì Ninh Bình cần tiến hành các hoạt động tu bổ, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể.

Có chính sách ưu tiên, ưu đãi hơn nữa để thu hút được nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn nhân lực có trình độ cao về phục vụ công tác du lịch tỉnh nhà.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hình ảnh Ninh Bình để thu hút được khách du lịch trong nước và quốc tế qua các tờ rơi, tập gấp, sách hướng dẫn du lịch. Đặc biệt thông tin quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng Internet.

Tiến hành sửa chữa và làm mới các tuyến đường trong tỉnh đặc biệt là các tuyến đường dẫn tới các điểm du lịch, có chương trình kết nối các tuor du lịch văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh để có thể phục vụ những tour du lịch chuyên đề văn hoá có chất lượng cao.

Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia làm du lịch. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người trực tiếp tiếp xúc với du kách phải có trình độ, am hiểu về lịch sử, văn hoá. Tiến tới Ninh Bình sẽ mở trường đào tạo chuyên ngành du lịch để có thể đáp ứng cho nhu cầu lao động du lịch có trình độ cao.

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch, đặc biệt chú trọng tới các sản phẩm làm quà lưu niệm mang nét riêng biệt của văn hoá Ninh Bình, tuyến điểm du lịch.

2. Một số kiến nghị:

* Chính sách ưu tiên thu hút đầu tư:

Để khuyến khích vào đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã có quyết định số 568 ngày 10/4/2002 của về việc khuyến khích các

tổ chức cá nhân doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp và khu du lịch. Bước đầu đã giải quyết được phần nào những khó khăn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư về với Ninh Bình. Nhưng đối với loại hình du lịch văn hoá thì chưa được đáp ứng so với tình hình thực tế. Các điểm du lịch văn hoá đều do cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá quản lý nhưng cũng phải có sự phối kết hợp với các nhà đầu tư để góp phần trùng tu tôn tạo, thu hút khách du lịch.

* Sự phối kết hợp giữa các ngành các cấp trên địa bàn:

- Các doanh nghiệp khi tới Ninh Bình đầu tư họ luôn mong muốn có một một môi trường đầu tư thuận lợi thông thoáng đặc biệt là sự phối kết hợp giải quyết giữa các nghành các cấp tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Phần lớn các dự án đều thực hiện đúng tiến độ và không gây nhiều phiền phức nhưng ngoài ra còn một số dự án vẫn vấp phải khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng;

- Cần tập trung vào giải quyết công việc theo chính sách một cửa để giảm thiểu sự phiền hà không cần thiết cho chủ đầu tư;

- Khi các nhà làm quy hoạch tổng thể phải chú ý tới những tác động xấu có thể gây tổn hại cho môi trường, làm ảnh hưởng tới các dự án về du lịch như: không đảm bảo tính bền vững về môi trường (không khí, nước, cảnh quan…) từ các dự án khác nằm trong khu vực, cơ sở hạ tầng không tương xứng để có thể yên tâm đầu tư.

* Quy hoạch về du lịch:

- Nhà nước cần tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch tổng thể và cụ thể cho phát triển du lịch, đây là vấn đề cần đi trước một bước trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Do vậy cần quan tâm triển khai càng sớm càng tốt, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh được quy hoạch thành 7 không gian du lịch nhưng chưa chưa đuợc quy hoạch tổng thể cho 7 không gian này. Trong 7 không gian đó có 32 khu, điểm du lịch được khai thác nhưng mới có 3 khu điểm được quy hoạch chi tiết về du lịch (Tam Cốc-Bích Động, Tràng An, Vân Long

Tiềm năng du lịch văn hoá tại Ninh Bình là rất lớn. Công tác quản lý nhà nước về du lịch trong những năm qua đã vượt qua khó khăn và đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng qua quá trình tổ chức thực hiện đã bộc lộ không ít những tồn tại, vướng mắc, chính vì thế tôi đã chọn đề tài nâng cao hiệu quản lý nhà nước về du lịch văn hoá. Qua quá trình nghiên cứu đã đưa ra được một số kết quả sau:

Du lịch Ninh Bình đang ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế tỉnh nhà. Vì sự phát triển của nó dựa trên tiềm năng du lịch to lớn của của tỉnh lại phù hợp với su thế chung của thế giới, quốc gia và định hướng của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ 19.

Qua thực trạng quản lý nhà nước, việc khai thác tiềm năng du lịch tại các cụm, khu du lịch có tiềm năng du lịch văn hoá trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện một số tồn tại, nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về du lịch đặc biệt là du lịch văn hoá mà yêu cầu thực tế đang đòi hỏi phải chuyển đổi cho phù hợp.

Dựa vào cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động của ngành du lịch để tìm ra giải pháp thích hợp, góp phần đẩy nhanh quá trình đưa du lịch Ninh Bình thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm có thu nhập và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân địa phương.

4. Hoạt động thực tập tại Sở Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch-phòng nghiệp vụ du lịch. phòng nghiệp vụ du lịch.

•Những công việc được đảm nhiệm

- Tham gia chuẩn bị các điều kiện phục vụ công việc hàng ngày của phòng nghiệp vụ du lịch (nơi thực tập).

- Nghiên cứu các tài liệu phục vụ chuyên đề thực tập “phát triển du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương” và các tài liệu có liên quan đến hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình.

- Tiếp cận với các phòng Ban chuyên môn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu cơ cấu bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Sở và các phòng, ban chuyên môn.

- Tham gia cùng chuyên viên của phòng phối hợp với Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, theo dõi, thống kê khách đến tham quan tại một số điểm du lịch như Tràng An, Bái Đính, Kênh Gà, Vân Trình…và chi tiêu của khách du lịch tại Ninh Bình.

- Làm quen, tham gia soạn thảo một số văn bản quản lý nhà nước. - Tham gia đón tiếp khách, trực điện thoại khi cần thiết.

•Những mặt được và thiếu sót cần thiết -Những mặt được

Các cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình ( Phòng Nghiệp vụ Du lịch) có chuyên môn, nghiệp vụ, sẵn sàng chỉ bảo, hướng dẫn về chuyên ngành thực tập.

Lãnh đạo Sở luôn quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cũng như toàn bộ các đồng chí trong cơ quan, luôn tạo điều kiện tốt cho sinh viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thực tập.

Chỗ ở gần cơ quan thực tập nên có điều kiện tới cơ quan mỗi ngày, tham gia làm các công việc của cơ quan (trong phạm vi của mình).

Được cùng các lãnh đạo cơ quan đi khảo sát di tích lịch sử tại các địa phương, các địa điểm du lịch trong địa bàn tỉnh. Từ đó học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm, có tài liệu sát thực cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Phòng tư liệu, thư viện nằm gần Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Ninh Bình nên có nhiều tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành báo cáo thực tập.

Phòng Nghiệp vụ Du lịch là môi trường thuận lợi cho việc nâng cao năng lực thực tế, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho tôi.

-Những mặt thiếu sót

Thời gian thực tập ngắn nên chưa tìm hiểu một cách sâu sắc vấn đề chuyên môn nghiệp vụ.

Khả năng xử lý một số việc về công tác bảo tồn bảo tàng, thư viện còn hạn chế, chưa có chuyên môn rõ ràng, cụ thể nên giải quyết công việc còn chậm.

a. Những góp ý và đề suất

Đối với cơ sở thực tập – phòng nghiệp vụ du lịch

Trong quá trình thực tập tôi nhận thấy đa phần các các điểm du lịch ở Ninh bình đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhưng Sở Văn hóa, Thể

việc quản lý còn chưa đồng bộ ảnh hưởng đến các điểm du lịch. Vì vậy mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có chủ chương , chính sách quản lý cho hợp lý để đảm bảo an toàn trật tự an ninh và phát triển du lịch.

Về đội ngũ cán bộ, viên chức cần có chính sách ưu đãi và nâng cao trình độ hơn nữa.

Đối với cơ sở đào tạo

Trong quá trình học tập sinh viên còn dưạ trên mặt lý thuyết là chủ yếu, hầu hết còn kém về thực hành, sử lý công việc còn chậm. Do nhà trường chưa thực sự có điều kiện để cho sinh viên thực hành nhiều. Những kiến thức trên nhà trường giảng dạy là rất cần thiết xong nhà trường cần cho sinh viên học tập tại cơ quan quản lý nhà nước, công ty du lịch,…với thời gian thực tập dài hơn và chia làm nhiều đợt để sinh viên được tiếp nhận kiến thức chuyên môn thực tế nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

-Ninh Bình đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên, góp phần phát triển du lịch bền vững.

-Các trang wed: www.dulichninhbinh.com.vn , www.wikipedia -Tạp trí du lịch

-Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các báo cáo kinh doanh của khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và Cố đô Hoa lư.

-Báo viện nghiên cứu phát triển du lịch -Non nước Ninh Bình

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập " Quản Lý nhà nước về du lịch văn hóa ở tỉnh Ninh Bình (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w