II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 Tài nguyên du lịch
2. Quản lý nhà nước về du lịch văn hóa tại một số điểm du lịch tiêu biểu:
2.2. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
Nhờ vị trí đặc biệt, tỉnh Ninh Bình trở thành nơi chuyển tải các ảnh hưởng văn hoá từ lưu vực sông Mã ra phía Bắc, từ cụm sông Hồng vào phía Nam, từ vùng núi xuống vùng biển và ngược lại. Vì vậy đã tạo cho Ninh Bình có bộ mặt văn hoá đa dạng và phong phú kết hợp hài hoà giữa các vùng văn hoá tạo ra nguồn tài nguyên văn hoá phi vật thể to lớn cho phát triển du lịch. Hiện Quy hoạch Tổng thể du lịch Ninh Bình đã có nhưng để định hướng và khai thác thì chưa hiệu quả. Tuy nhiên các lễ hội tổ chức mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tâm linh và nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương, quy mô lễ hội còn nhỏ, hình thức tổ chức đơn giản, trong đó mới quan tâm tới phần lễ còn phần hội tổ chức kèm các dịch vụ du lịch thì hầu như còn yếu.
Ta có thể thấy thực trạng khai thác tài nguyên văn hoá phi vật thể này bao gồm những giá trị không đếm được:
a. lễ hội truyền thống
Xuất hiện từ rất lâu lễ hội là những sinh hoạt văn hoá của cư dân mỗi vùng, nhưng đối với người Ninh Bình lễ hội còn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh. Theo thống kê, Ninh Bình có 443 lễ hội truyền thống, trong đó quản lý cấp tỉnh 2 lễ hội, cấp huyện 13 lễ hội, cấp xã 428 lễ hội. Trên thực tế các lễ hội bao giờ cũng thu hút được lượng người tham gia đông đảo trong đó có cả khách du lịch trong và ngoài nước. Ninh Bình có nhiều lễ hội như: Lễ hội đền Đinh – Lê (lễ hội Trường Yên), Lễ hội đền Thái Vi, Lễ hội chùa Địch lộng, Lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội bản Nộm Khê, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ nhưng các lễ hội không thật phong phú, mang nhiều nét đặc trưng của lễ hội đồng bằng sông Hồng.
Bất kỳ một lễ hội nào diễn ra cũng có hai phần là phần lễ và phần hội, phần lễ là những nghi thức bắt buộc, còn phần hội là những trò dân gian được tổ chức để mọi người tham gia mang tính cộng đồng cao. Trong các lễ hội trên hai lễ hội được coi là tiêu biểu nhất là: lễ hội Trường Yên và lễ hội đền Thái Vi.
* Lễ hội Trường Yên diễn ra hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch trên mảnh đất Cố đô xưa, toàn cảnh lễ hội là một khung cảnh hoành tráng, ngọn lửa truyền thống được rước từ mộ Vua Đinh trên đỉnh Mã Yên về châm vào âu rồng trên sạp trước sân đền. Phần lễ có nhiều nghi lễ, đặc biệt là lễ tổ chức rước nước từ bến Trường Yên(sông Hoàng Long) về đền Vua Đinh Tiên Hoàng, sau đó tại mỗi đền lại tổ chức tế lễ riêng rất cẩn thận. Phần hội được tổ chức diễn trò cờ lau tập trận, thi viết chữ nho, thi cờ tướng, múa rồng, đấu vật, kéo chữ….Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công ơn đức vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành đã đem lại sự thống nhất, tự chủ cho đất nước chấm dứt thời kỳ đô hộ hàng ngàn năm của giặc phương Bắc.
Lễ hội tổ chức đã thu hút được rất nhiều người tham gia từ 7.000 đến 8.000 người. Riêng tính năm 2004 lễ hội đã thu hút được 10.000 lượt người tham gia bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa, theo số liệu điều tra cho thấy 80% số người tham gia lễ hội là người dân huyện Hoa Lư và các huyện thị khác trong tỉnh, còn lại 20% là khách tỉnh ngoài và khách du lịch, lượng khách này đã từng tham gia lễ hội nhiều lần họ chủ yếu đến để đi lễ và xem hội, đây là nhu cầu được coi là không thể thiếu được của người dân huyện Hoa Lư. Số 20% tỉnh ngoài và khách du lịch đã chứng tỏ lễ hội chưa thu hút được nhiều khách du lịch. Phần lớn khách đến là do ngẫu nhiên, họ không biết là tại Cố đô có lễ hội, đặc biệt là khách quốc tế. Như thế chứng tỏ được việc xúc tiến quảng bá du lịch của chúng ta còn yếu, các hãng lữ hành chưa chú trọng đến hình thức tổ chức các tour du lịch văn hoá về Ninh Bình.
Lễ hội Trường Yên sau mỗi năm đều có tiến bộ nhiều về cách thức tổ chức cũng như quy mô nhưng trong lễ hội các cửa hàng lều quán chưa được tổ chức
quy củ có cả tình trạng lấn cả đường đi, người bán nhang thì có ở mọi nơi có xảy ra tình trạng nài ép khách. Ngoài phần lễ, phần hội quan trọng không kém để thu hút khách tham gia nhưng tổ chức còn mang tính hình thức như trò đấu vật, cờ người, thi viết chữ nho.
* Lễ hội đền Thái Vi được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Hải và nhân dân cả nước nói chung tưởng nhớ các vua Trần, những người đã có công với nước. Phần lễ được tiến hành dưới hai hình thức rước Kiệu và tế. Rước Kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn mà có tới 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình, sau phần rước Kiệu là phần tế đây là phần nghi lễ quan trọng trước đền. Khách đến tham gia từ 3000 đến 4000 người/ năm, tuy vậy cũng có tình trạng giống lễ hội Trường Yên, khách tham gia phần lớn là người dân địa phương và khu vực phụ cận. Khả năng thu hút khách du lịch của lễ hội là rất thấp, khách tham gia lễ hội từ tỉnh ngoài và khách du lịch quốc tế tham gia lễ hội chỉ là ngẫu nhiên.
b. tài nguyên du lịch làng nghề
Trong những năm qua Sở Du lịch đã nhận định được tầm quan trọng của sản phẩm từ các làng nghề nên đã tập trung nghiên cứu và tham mưu tập trung đầu tư dự án. Hiện đã có dự án làng nghề truyền thống với tổng mức đầu tư là 18,965 tỷ đồng thời gian thực hiện 2002- 2006 gồm các hạng mục: đường từ bến đò Xước đến thôn Văn Lâm, đường từ thôn Khê Thượng đến chùa Bàn Long.
Làng nghề của Ninh Bình phần lớn là các làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Trải qua 2 cuộc chiến tranh rất nhiều làng nghề đã bị mai một, tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường Ninh Bình đã khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống và thu được nhiều kết quả đáng mừng. Năm 2012 toàn tỉnh thống kê được 69 làng nghề, riêng Kim Sơn phấn đấu trở thành huyện nghề. Các làng nghề của Ninh Bình như làng nghề Ninh Hải, làng nghề Ninh Phong, làng nghề Kim Sơn…tiêu biểu hơn cả là làng nghề với
sản phẩm thêu ren, đá, cói đã được đưa vào phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch.
Việc khôi phục và phát triển làng nghề đã phần nào giải quyết được tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ du lịch. Thu nhập của hộ chuyên và hộ kiêm làm nghề đều tăng, thu nhập của hộ chuyên nghề năm 2001 là 680.000đồng/tháng, dự kiến tăng lên 1.215.000đ/tháng vào năm 2010. Thu nhập chính một lao động chuyên nghề cũng tăng lên từ 470.000đ năm 2001 lên 580.000 đ năm 2005. Những năm gần đây thì mức thu nhập đã tăng lên gấp nhiều lần.
Nhìn từ khía cạnh khác, làng nghề của Ninh Bình chính là một tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể với các làng nghề thủ công có giá trị du lịch như làng đá Ninh Vân, làng thêu ren Ninh Hải, Làng cói Kim Sơn. Sản phẩm từ các làng nghề này tạo ra giá trị du lịch to lớn. Sản phẩm của làng đá Ninh Vân có mặt ở nhiều khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình, nhiều địa điểm quan trọng, ngoài ra còn ở các tỉnh và quốc gia khác. Sản phẩm thêu ren của Ninh Hải được bán ở nhiều điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh làm quà lưu niệm và đồ dùng thường nhật cho du khách. Đây là điều kiện thuận lợi để quảng bá về Ninh Bình và thu được doanh thu cao khi phục vụ cho mục đích du lịch. Còn với khách du lịch nước ngoài thì sản phẩm phục vụ được coi là hoạt động xuất khẩu tại chỗ thu được ngoại tệ mạnh, ít tốn kém cho các chi phí như quảng cáo, vận chuyển.
Tuy nhiên, loại tài nguyên này đã được định hướng nhưng chưa được khai thác cho mục đích phát triển các tour du lịch văn hoá riêng của tỉnh Ninh Bình, các làng nghề còn đang ở dạng nhỏ, các hộ làm nghề còn rải rác với họ việc tham gia làm nghề mới chỉ dừng ở nghề phụ nên hoạt động nhiều khi còn thất thường. Trong thời gian tới nếu đưa loại hình này vào khai thác thì cần phải quy hoạch lại các làng nghề. Mở rộng quy mô thành khu tập trung, tại đây thành lập nên các gian hàng bán và giới thiệu sản phẩm có người làm công tác này một cách chuyên nghiệp. Đan xen trong việc phát triển sản phẩm thì việc quảng cáo cần được chú
trọng người thợ cũng phải tham gia các lớp giáo dục cộng đồng để hiểu về hoạt động du lịch nếu như du khách có nhu cầu tìm hiểu thì có thể giải thích và giới thiệu về nguồn gốc cũng như giá trị của sản phẩm. Có thể giao tiếp với khách theo đúng văn minh du lịch, tức là mỗi người dân đều tham gia vào làm du lịch, mỗi gia đình đều tham gia vào cung cấp dịch vụ du lịch.
b. các tài nguyên du lịch phi vật thể khác
Ngoài các tiềm năng trên Ninh Bình còn có tài nguyên du lịch tâm linh và tài nguyên du lịch xã hội học. Hiện tại cả hai tài nguyên này đều đã được khai thác cho mục đích du lịch, nhưng khai thác dưới hình thức sen kẽ trong các hoạt động khác như du lịch tham quan nghỉ dưỡng, di tích lịch sử, tham quan thắng cảnh…
Có hiện tượng trên là do các điểm du lịch còn nằm rải rác không tập trung chưa có những trung tâm mang tính đặc trưng cho loại hình du lịch văn hoá này. Hiện nay tỉnh Ninh Bình đang hoàn thiện xây dựng khu chùa Bái Đính một trung tâm văn hoá, trung tâm phật giáo lớn nhất Việt Nam, điểm đến của các phật tử khách du lịch quan tâm tới loại hình du lịch này.
c. nguyên nhân tồn tại
Trong thời gian qua trên địa bàn toàn tỉnh nói chung đã có bước phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại, hạn chế:
- Hiệu quả kinh tế đạt được từ loại hình du lịch văn hoá chưa cao, chưa phát huy được lợi thế về vị trí địa lý cũng như tài nguyên du lịch, chưa khắc phục được tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, hàng lưu niệm ở các điểm du lịch chưa thật đa dạng và độc đáo;
- Thu hút đầu tư vào các khu du lịch bước đầu đã chuyển động nhưng còn ở mức thấp, chưa tập trung cao. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng mới chỉ bắt đầu, đầu tư còn dàn trải, mới thu hút được một số nhà đầu tư vào du lịch. Hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên, chưa tạo được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo có sức thu hút khách, có nơi còn làm nghèo đi các sản phẩm du lịch tự nhiên, môi trường và cảnh quan bị xâm hại do không nghiên cứu kỹ. Trật tự an ninh còn bất cập, cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ chất lượng kém, chưa tạo hấp dẫn cho khách du lịch nên phần đông khách đều đến và đi trong ngày, do đó không tận
dụng được nguồn thu từ lưu trú và các dịch vụ kèm theo nên lượng khách du lịch đến Ninh bình tuy nhiều nhưng doanh thu thấp;
- Đội ngũ những người làm công tác quản lý, hướng dẫn viên và phục vụ kinh doanh du lịch còn quá nhỏ bé lại chưa được đào tạo có hệ thống và cơ bản nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, do đó chất lượng phục vụ kém, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới;
- Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong công tác quản lý còn hạn chế và thiếu đồng bộ;
- Công tác quy hoạch tổng thể và cụ thể cho các khu điểm du lịch còn kén, gây khó khăn cho công tác quản lý và đầu tư.