Những giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Uỷ Ninh Bình

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập " Quản Lý nhà nước về du lịch văn hóa ở tỉnh Ninh Bình (Trang 25 - 27)

II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1 Tài nguyên du lịch

1. Những giải pháp phát triển du lịch của tỉnh Uỷ Ninh Bình

Trước tình hình thực tế của tỉnh Ninh Bình lãnh đạo ngành du lịch, các ngành các cấp đã tập trung chỉ đạo và tìm ra hướng phát triển trong thời gian tới

được thể hiện tại nghị quyết 03 của ban thường vụ Tỉnh uỷ với quan điểm, giải pháp cụ thể như sau:

- Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các điểm du lịch cho phù hợp, trên cơ sở đó xây dựng các dự án đầu tư vào các khu du lịch, điểm du lịch để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và công bố rộng rãi, công khai cho nhân dân trong toàn tỉnh biết để thực hiện đúng quy hoạch;

- Tổ chức chấn chỉnh lại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch: nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, phải tạo sự đóng góp chính đáng cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là nội dung hướng dẫn khách tham quan du lịch phong phú, sinh động với đội ngũ hướng dẫn viên giỏi, lịch sự, hiếu khách, thúc đẩy sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để bán hàng lưu niệm cho khách, góp phần thúc đẩy thương mại, dịch vụ, xuất khẩu phát triển;

- Khai thác có hiệu quả điều kiện tự nhiên, đồng thời đầu tư hiện đại hoá dần các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch gắn liền phát triển du lịch sinh thái với du lịch văn hoá lịch sử - lễ hội và du lịch làng nghề, đảm bảo du lịch bền vững gắn với tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, trùng tu di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá dân tộc;

- Tạo chuyển biến của các ngành, các cấp và giáo dục toàn dân về tính chất và hiệu quả hoạt động du lịch, xã hội hoá các hoạt động du lịch thông qua gắn kết mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu kinh tế – xã hội của tỉnh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn minh du lịch ở các khu du lịch;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp và chính quyền địa phương trong phát triển du lịch. Thu hút nhanh các nguồn đầu tư phát triển mạnh mẽ ở 7 không gian du lịch trọng điểm của tỉnh là: Tam Cốc Bích Động, Tràng An- Cố đô Hoa Lư; Kênh Gà - Vân Trình – Vân Long; khu vực hồ Yên Thái, Yên Đồng; Trung tâm thành phố Ninh Bình; nhà thờ đá Phát Diệm – ven biển Cồn Thoi Kim Sơn. Trước tiên tập

trung hoàn chỉnh tổng thể dự án khu du lịch Tam Cốc- Bích Động – Tràng An và khu du lịch cố đô Hoa Lư để chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Hoa Lư- Thăng Long (Hà Nội) vào năm 2010;

- Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, thường xuyên bổ sung thông tin quảng bá du lịch Ninh Bình trên mạng Internet, báo điện tử. Tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư vào du lịch, tham gia hội chợ trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào du lịch Ninh Bình, triển khai các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhà nước, doanh nghiệp và nhân viên du lịch tại các cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập " Quản Lý nhà nước về du lịch văn hóa ở tỉnh Ninh Bình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w