Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiẹp tại Việt Naam (Trang 47)

4. Đặc điểm các cảnh quan đa dạng sinh học nông nghiệp chính

4.2.4 Các mối đe dọa và quan tâm dài hạn

Phát triển nông nghiệp tại Việt Nam hiện đang theo hướng dồn điền đổi thửa để có những cánh đồng ngày càng tập trung với chỉ ít giống mới năng suất cao và sử dụng ngày càng nhiều hơn các chất hoá học. Cả hai điều này đều dẫn tới những tác động có hại đối với đa dạng sinh học do khó tái tạo lại quần thể các tập đoàn sinh vật trên cánh đồng sau một mùa khô, do khoảng cách từ các khu dự trữ đa dạng sinh học cao như các con mương trên các cánh đồng đến giữa cánh đồng sẽ xa hơn. Trên thực tế, những khu vực đa dạng sinh học cao này sẽ bị loại bỏ đi để lấy đất làm cho cánh đồng rộng hơn, giảm bớt diện tích đất dành cho những khu vực không canh tác này. Một hậu quả khác của cánh đồng rộng hơn là đa dạng thực vật trong một diện tích cụ thể sẽ giảm đi do cánh đồng rộng hơn chỉ được trồng một giống cây trong khi nhiều cánh đồng nhỏ có thể được trồng nhiều giống cây hơn.

Việc kiểm soát chặt chẽ các loài dịch hại cả bằng hoá chất và cơ học cũng giúp cho nông dân giữ cho đất trồng trọt không còn cỏ dại và sâu bệnh, nhưng cũng làm giảm đáng kể đa dạng sinh học. Các hoá chất nông nghiệp thường có tác hại lớn đối với sinh thái và đa dạng sinh học trong khu vực nông nghiệp, trên chính các cánh đồng đó.

Xói mòn và rửa trôi dinh dưỡng của các khu vực trơ trọi thiếu thảm thực vật trong đầu mùa mưa cũng là mối đe doạ lớn đến đa dạng sinh học vùng này.

Có thể nhận thấy sự gia tăng đôi chút của đàn gia súc trong những năm gần đây ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Nếu điều này trở thành trào lưu, nó sẽ có tác động lâu dài tới đa dạng sinh học, do gia súc có xu hướng được chăn thả quá mức tại những cánh đồng trong mùa khô. Điều này có hại cho đa dạng sinh học do khả năng của cánh đồng để thực hiện chức năng là môi trường sống cuối cùng của đa dạng sinh học trong mùa khô sẽ bị giảm mạnh và thành phần của đa dạng sinh học sẽ bị thay đổi.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiẹp tại Việt Naam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)