Đặc điểm cảnh quan vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiẹp tại Việt Naam (Trang 25 - 26)

3. Tổng quan đa dạng sinh học nông nghiệp tại các vùng của Việt Nam

3.7.1 Đặc điểm cảnh quan vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, là phần lãnh thổ nằm ở cực nam của Việt Nam, kéo dài từ 110 đến khoảng 8030’ vĩ độ bắc. Châu thổ sông Cửu Long là thành tạo trầm tích nằm ở cửa sông Mêkông. Từ đỉnh châu thổ ở Phnôm Pênh, sông Cửu Long (tên gọi Việt Nam của phần sông Mê-Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam) chia làm hai nhánh chảy xuống đồng bằng Nam Bộ. Nhánh phía bắc có tên là Tiền Giang, nhánh phía nam là Hậu Giang. Hai sông này càng ra đến biển càng rộng lớn và chia làm nhiều nhánh và đổ ra biển bằng 9 cửa (cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cung Hầu, Cổ Chiên, Định An, Ba Thắc và Trần Đề) nên gọi là Cửu Long. Một vài nhánh rộng đến vài kilômet. Vùng ĐBSCL thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển. Ngoài hai đơn vị hình thái - cấu trúc nói trên, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long còn có bán đảo Cà Mau là một đồng bằng phù sa ở rìa.

Nguồn nước mặt ở vùng ĐBSCL khá dồi dào với khoảng 2.500 km sông rạch tự nhiên, khoảng 3.000 km kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa, góp phần hình thành nhiều hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn. Thủy triều xâm nhập kéo theo sự xâm nhập mặn trên khoảng 1,7 triệu ha đất vùng ven biển có ảnh hưởng lớn đến sản xuất trồng trọt, nhưng lại mở ra một tiềm năng lớn về phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Hàng năm gần 2 triệu ha bị ngập lũ là nguồn tài nguyên lớn mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng; mặt khác, cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống dân sinh.

ĐBSCL có nhiệt độ cao và ổn định trong năm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình. Nhiệt độ không khí trung bình năm đạt trên 26oC. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ trung bình tháng 28- 30oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, đôi khi là tháng 12 với nhiệt độ dao động 24-26oC.

Vùng có độ ẩm tương đối trung bình năm thấp nhất dưới 80. Các nơi khác có độ ẩm tương đối trung bình năm từ 80 đến 85%. Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 hoặc tháng 4, cao nhất là tháng 9, tháng 10. Phân bố lượng mưa trung bình năm phổ biến từ 1600 đến

2400mm. Lượng mưa năm phân bố theo mùa rõ rệt. Tháng mưa nhiều nhất thường là tháng 8, tháng 9, đôi khi tháng 10. Tháng mưa ít nhất là tháng 1 hoặc tháng 12.

Tài nguyên đất của vùng đồng bằng sông Cửu long, bao gồm các loại đất chính là đất phèn hoạt động chiếm 20%, đất phèn tiềm tàng loang lổ chiếm 14,9%, đất phù sa có đốm rỉ chiếm 14,7%, đất phù sa glây chiếm 12,4%, đất mặn trung bình và ít chiếm 11%, đất phù sa chiếm 6,6%, đất xám feralit chiếm 4,8%, đất mặn nhiều chiếm 4,6% và các loại đất khác.

3.7.2 Các loại cây trồng chính

Cây trồng chủ yếu của vùng là lúa nước. Chất đất rất mầu mỡ cộng với sẵn có nước ngọt quanh năm đã tạo ra khả năng làm ba vụ lúa nước một năm với năng suất cao. Ở đây cũng trồng nhiều loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm , xoài, măng cụt, cam, quýt, bưởi, v.v.. Đặc biệt, những vùng ven sông Tiền, sông Hậu trồng nhiều trái cây nhất. Nông dân vùng này sử dụng lượng đáng kể lượng hóa chất nông nghiệp trong gieo trồng và chăm sóc tất cả các loại cây trồng.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiẹp tại Việt Naam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)