Phân tích thiết kế hệthống

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 34 - 36)

Với yêu cầu của bài toán đặt ra là “Phát triển dịch vụ LBS với công nghệ tương

tác thực tế ảo trên nền tảng điện toán đám mây cho thiết bị di động thông minh trong việc tìm kiếm các điểm tiện ích xung quanh một vị trí trên bản đồ trên địa bàn quận Cầu Giấy”,hệ thống phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau:

- Sử dụng công nghệ điện toán đám mây Google App Engine để xây dựng hệ thống lƣu trữ dữ liệu

- Có một nguồn dữ liệu riêng bên cạnh nguồn dữ liệu của Google về các điểm đặt ATM và cung cấp chức năng quản trị nguồn dữ liệu riêng đó.

- Xây dựng, cài đặt chƣơng trình trên điện thoại di động thông minh (smart phones) sử dụng hệ điều hành Android phiên bản 2.3 (Gingerbreak) trở lên.

- Cho phép chuyển đổi khoảng cách địa lý (tọa độ: kinh độ, vĩ độ) về khoảng cách hình học (met)

- Việc tìm kiếm các điểm tiện ích cho phép lựa chọn nguồn dữ liệu để trả kết quả (Google Map, CSDL riêng, hoặc cả hai)

- Việc sử dụng hệ thống đối với điện thoại di động thông minhcần có công nghệ định vị GPS và có kết nối mạng (3G hoặc Wifi)

Ứng dụng đƣợc chia làm 2 nhóm modul chính là các modul phía Server và các modul phía Client, trong đó:

- Modul Server: đƣợc đặt trên hệ thống máy chủ của Google, cung cấp chức năng quản lý dữ liệu về các điểm tiện ích nhƣ trƣờng học, cây xăng, điểm đặt máy ATM.

- Modul Client: đƣợc phát triển thành ứng dụng trên các thiết bị cầm tay cài đặt hệ điều hành Android, cung cấp khả năng truy vấn thông tin tiện ích từ vị trí hiện tại (tọa độ GPS) của thiết bị; dữ liệu về các điểm tiện ích đƣợc tải về từ Google Maps, Wikipedia cùng với dữ liệu trên server của Google App Engine, đồng thời hiển thị những thông tin tiện ích đó lên màn hình cảm ứng, giúp ngƣời dùng dễ dàng tìm đƣợc địa điểm cần thiết.

CSDL Google, Wikipedia, ... GPS, hướng camera các điểm tiện ích (CSDL riêng) GP S, hư ớn g cam era các điểm tiện ích (CSDL Google Maps, Wikipedia ...)

cập nhật dữ liệu địa điểm bản đồ, dữ liệu địa điểm cập nhật dữ liệu địa điểm gửi dữ liệu

địa điểm

CSDL Google App Engine

Hình 4. 1. Mô hình hệ thống ứng dụng thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây

Việc truyền dữ liệu giữa các modul đƣợc thực hiện bằng việc truyền thông trên các mạng viễn thông thông thƣờng, thông qua GPRS, 3G, 4G hoặc Wifi… đây cũng là một trong những ƣu điểm của hệ thống khi không phải sử dụng các kênh truyền thông riêng nhƣ các hệ thống trƣớc đây, làm giảm đáng kể chi phí xây dựng và bảo trì hệthống.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)