Định nghĩa điện toán đám mây

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 25 - 26)

Thuật ngữ Điện toán đám mây chỉ mới xuất hiện gần đây. Giữa năm 2007, Amazon đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai Điện toán đám mây. Ngay sau đó, với sự tham gia của các công ty lớn nhƣ Microsoft, Google, IBM… thúc đẩy Điện toán đám mây phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Sự phát triển mạnh mẽ của Điện toán đám mây đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, các trƣờng đại học và cả các công ty công nghệ thông tin (IT) đầu tƣ nghiên cứu. Rất nhiều chuyên gia đã đƣa ra định nghĩa của mình về Điện toán đám mây. Theo thống kê của tạp chí “Cloud Magazine” thì hiện tại có hơn 200 định nghĩa khác nhau về Điện toán đám mây. Mỗi nhóm nghiên cứu đƣa ra định nghĩa theo cách hiểu, cách tiếp cận của riêng mình nên rất khó tìm một định nghĩa tổng quát nhất của Điện toán đám mây. Dƣới đây là ví dụ một số định nghĩa về Điện toán đám mây:

 Điện toán đám mây là dịch vụ IT đƣợc cung cấp không phụ thuộc vào vị trí (“The cloud is IT as a Service, delivered by IT resources that are independent of location” - The 451 Group). [10]

 Điện toán đám mây cung cấp các tài nguyên IT có khả năng mở rộng và co giãn, các tài nguyên này đƣợc cung cấp dạng dịch vụ cho ngƣời dùng thông qua mạng Internet (“Cloud Computing is a style of computing where massively scalable IT- related capabilities are provided „as a service‟ across the Internet to multiple external customers” - Gartner). [11]

Những định nghĩa trên có một điểm chung: họ cố gắng định nghĩa Điện toán đám mây theo hƣớng thƣơng mại, từ góc nhìn của ngƣời dùng đầu cuối. Theo đó, tính năng chủ yếu của Điện toán đám mây là cung cấp cơ sở hạ tầng và các ứng dụng về IT dƣới dạng dịch vụ có khả năng mở rộng đƣợc. Tuy nhiên, các công ty nhƣ Gartner, IDC, Merrill Lynch, The 451 Group không phải là các công ty chuyên về IT cho nên những định nghĩa này tập trung vào giải thích Điện toán đám mây là “nhƣ thế nào” và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các công ty này.

Đứng ở góc nhìn khoa học kỹ thuật cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó có hai định nghĩa của Ian Foster và Rajkumar Buyya đƣợc dùng khá phổ biến và có nhiều điểm tƣơng đồng.

Theo Ian Foster: Điện toán đám mây là một mô hình điện toán phân tán có tính co giãn lớn mà hƣớng theo co giãn về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho lƣu trữ, các nền tảng và các dịch vụ đƣợc trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ đƣợc phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài thông qua Internet [6].

Theo Rajkumar Buyya: Cloud là một loại hệ thống phân bố và xử lý song gồm các máy tính ảo kết nối với nhau và đƣợc cung cấp động cho ngƣời dùng nhƣ một hoặc

nhiều tài nguyên đồng nhất dựa trên sự thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và ngƣời sử dụng [4].

Hình 3. 1. Điện toán đám mây[12]

Cả hai định nghĩa trên đều định nghĩa Điện toán đám mây là một hệ phân bố, cung cấp các dạng tài nguyên ảo dƣới dạng dịch vụ một cách linh động theo nhu cầu của ngƣời dùng trên môi trƣờng internet.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ứng dụng LBS với công nghệ thực tại tăng cường trên nền tảng điện toán đám mây (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)