Nhà tư vấn chuyên nghịêp, ngoài các kiến thức chuyên môn cần phải am hiểu pháp luật, không chỉ đơn thuần là pháp luật về chứng khoán mà còn phải am hiểu các bộ luật có liên quan khác như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư… để tư vấn cho khách hàng.
5.2. QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
5.2.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của quản lý danh mục đầu tư
Để kiếm tiền, phải đầu tư. Muốn trở thành nhà đầu tư thành công, nhà đầu tư phải chuẩn bị một nền tảng kiến thức tài chính vững vàng. Nếu nhà đầu tư chưa có đủ kiến thức hay chưa có thời gian để bổ sung kiến thức, để tránh rủi ro thường gặp trong đầu tư, tốt nhất nhà đầu tư nên uỷ thác tiền tiết kiệm của mình cho các quỹ đầu tư hoặc công ty chứng khoán (được cấp phép thực hiện dịch vụ quản lý danh mục đầu tư) quản lý.
Thông thường, để giảm thiểu rủi ro, chứng khoán không được nắm giữ một cách riêng lẻ mà được nắm giữ cùng các chứng khoán khác trong một danh mục đầu tư, vì như một quy luật rủi ro của một danh mục đầu tư sẽ giảm khi số chứng khoán trong danh mục tăng lên. Một danh mục đầu tư là một nhóm các chứng khoán đầu tư và Quản lý danh mục đầu tư
hay quản lý đầu tư là quá trình quản lý tiền do khách hàng uỷ thác đầu tư hoặc tiền thu được từ các nhà đầu tư vào các quỹ đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư đã xác định hoặc đã được công bố trong bản cáo bạch của quỹ. Về thực chất, quản lý danh mục đầu tư là nghiên cứu, lựa chọn cách thức kết hợp các loại chứng khoán riêng lẻ với các mức rủi ro khác nhau vào một tổ hợp đầu tư (danh mục đầu tư) để giảm rủi ro đầu tư với mức (lợi nhuận kỳ vọng xác định trước) hoặc để tăng lợi nhuận kỳ vọng cho danh mục đầu tư mà không làm tăng rủi ro tương ứng.
5.2.2. Những yêu cầu đặt ra trong quản lý doanh mục đầu tư5.2.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư 5.2.3. Quy trình quản lý danh mục đầu tư
lý đầu tư nghiệp dư hay chuyên nghiệp, để tạo nên một danh mục đầu tư thích hợp với tong đối tượng khách hàng, đều phải theo một quy trình bao gồm năm bước (Hình 4.2).