Học thuyết công bằng của J Stacy Adam

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ nhân viên thông qua chính sách đãi ngộ tại Công ty Cổ phần Eurowindow (Trang 27 - 29)

Thuyết công bằng do J.S. Adams – một nhà tâm lý học hành vi và quản trịđưa ra vào năm 1963. Lí luận này chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ so sánh giữa sự cống hiến của cá nhân đối với tổ chức và sự báo đáp mà mình nhận được từ tổ chức .

Theo giáo trình Quản trị Nhân lực, tác giả Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân(2012) thì ôngAdams cho rằng, để thành viên của tổ chức giữ được nhiệt tình làm việc tương đối cao thì sự báo đáp trong tổ chức phải công bằng , hợp lí, làm cho các thành viên của tổ chức cảm thấy sự phân phối của tổ chức là công bằng.

Op/Ip=Oq/Iq

Op là cảm giác của người ta về sự báo đáp mà mình nhận được. Oq là cảm giác về sự báo đáp mà đối tượng so sánh nhận được. Ip là cảm giác của người ta về sự cống hiến của mình đối tổ chức.

Iq là cảm giác của người ta về sự cống hiến của đối tượng so sánh đối với tổ

chức.

Công thức này cho thấy nếu tỉ số giữa sự báo đáp và sự cống hiến của mình về

cơ bản tương đối với tỉ số giữa sự báo đáp và cống hiến của đối tượng so sánh thì sự

phân phối của tổ chức là công bằng, nếu không là không công bằng . Có hai tình trạng không công bằng, đó là:

- Thứ nhất : Op/Oq< Ip/Iq

Tình trạng không công bằng bất lợi cho mình, nghĩ là họ cảm thấy mình làm việc vất vả nhưng không bằng người làm việc qua loa, lần sau không cần bỏ sức nữa..

- Thứ hai: Op/Oq > Ip/Iq

Tình trạng không công bằng thứ hai là tình trạng không công bằng có lợi cho mình. Nếu thành viên của tổ chức cảm thấy sự phân phối là không công bằng họ sẽ

cảm thấy vui mừng trong chốc lát nhưng sau đó sẽ lo lắng tình trạng không công bằng này sẽảnh hưởng đến sự dánh giá của đồng nghiệp đối với mình, ảnh hưởng đến quan hệ giữa mình đối với những người khác trong tổ chức, do đó mà sẽ cẩn thận trong công việc của thời kỳ tiếp theo. Điều này cũng sẽ bất lợi cho việc huy động tính tích cực của các thành viên trong tổ chức.

Nói chung, Thuyết công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ. Khi quyền lợi của cá nhân được tôn trọng sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích rất lớn. Quyền lợi cần được phân chia công bằng dựa trên năng lực, trình độ, sự nỗ lực, nhiệt tình, sự chăm chỉ, linh hoạt, sự hy sinh bản thân, lòng trung thành, hiệu suất và hiệu quả trong công việc,sựđóng góp của mỗi cá nhân đối với tổ chức. Quyền lợi mà mỗi cá nhân nhận được có thể là tiền lương, tiền thưởng, tiền phúc lợi, được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, là sự công nhận hay thăng tiến… Do đó người lãnh đạo, quản lý cần xem xét, đánh giá mức độ cân bằng

giữa những gì mà mỗi cá nhân trong tổ chức đóng góp và kết quả mà họ nhận được và tìm mọi biện pháp để cân bằng chúng .

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho đội ngũ nhân viên thông qua chính sách đãi ngộ tại Công ty Cổ phần Eurowindow (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)