0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Cây đậu tương biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN (Trang 29 -31 )

Đậu tương là một loại cây trồng lâu đời, loại cây đem lại lợi ích kinh tế to lớn trên thế giới. Hạt đậu tương có chứa tỷ lệ amino acid không thay thế nhiều hơn ở cả thịt, do vậy đậu tương là một trong những loại cây trồng lương thực quan trọng nhất trên thế giới hiện nay.

Đậu tương được biến đổi gen để mang các tính trạng như khả năng chống chịu thuốc diệt cỏ và có hàm lượng oleic acid cao. Những cố gắng đầu tiên ở cây đậu tương biến nạp gen tập trung ở việc tái sinh cây từ protoplast và nuôi cấy dịch huyên phù phát sinh phôi. Mặc dù có những thành công ban đầu, tiến triển của công việc này vẫn còn chậm và việc thu hồi các cây chuyển gen vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Công nghệ chuyển gen ở đậu tương đã có triển vọng hơn nhờ sự phát triển và tối ưu hóa của kỹ thuật bắn gen. Thực tế cây đậu tương đã được sử dụng như một cây mô hình để phát triển kỹ thuật cho nhiều loài cây trồng khó áp dụng công nghệ di truyền. Kết quả thành công đầu tiên ở đậu tương là thu được cây chuyển gen nhờ Agrobacterium. Phương thức này dựa vào sự phát sinh chồi từ lá mầm của giống

nhiễm với Agrobacterium mang plasmid kanamycin và có hoạt tính gusA, hoặc kháng Ka và chống chịu glyphosate. Có thể biến nạp gen hiệu quả vào protoplast đậu tương bằng các phương thức thông dụng nhưng rất khó tái sinh được cây. Để biến nạp gen vào các giống đậu tương khác nhau người ta đã phối hợp hai yếu tố: genotype đơn giản- phương thức tái sinh cây độc lập (dựa trên cơ sở sự tăng của cụm chồi từ vùng chung quanh mô phân sinh của trụ phôi) với sự tăng gia tốc của vi đạn có phóng điện để phân phối ADN ngoại lai. Hàng trăm cây đậu tương có nguồn gốc độc lập đã thu được và kết quả biến nạp đã cho nhiều genotype khác nhau. Nói chung các dòng đậu tương chuyển gen có nhiều bản sao của gen biến nạp (số bản sao khoảng từ 1-50, nhưng thường thay đổi từ 2-10). Phân tích Southern blot ở thế hệ sau của các bản sao gen thực vật cho thấy tất cả các bản sao cùng tách rời, như thể mỗi thể biến nạp sơ cấp chỉ hiện diện một kết quả biến nạp độc lập và có thể sự tái tổ hợp thống nhất đã không xuất hiện thường xuyên.

- Thế giới: Lần đầu tiên diện tích trồng đậu tương biến đổi gen chiếm tới trên 75% trong tổng diện tích 90 triệu ha trồng đậu tương trên toàn thế giới [13]. Tính trạng kháng thuốc diệt cỏ cũng là tính trạng phổ biến nhất ở đậu tương, chiếm tới 62%. Cây biến đổi gen đa tính trạng cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi, chiếm 21% tổng diện tích trồng cây biển đổi gen toàn thế giới, được trồng ở 11 nước, trong đó có 8 nước đang phát triển [20].

- Việt Nam: Cho tới nay, đã có một số các thử nghiệm để tối ưu hóa quá trình chuyển gen cũng như tái sinh sau chuyển gen của đậu tương như: nghiên cứu của Tran Thi Cuc Hoa et al. sử dụng giống đậu PC 19 là giống được trồng phổ biến ở Việt Nam làm đích chuyển gen. Việc biến nạp vào nốt lá mầm thông qua vi khuẩn

A.tumefaciens mang vector nhị hợp pZY 102/pTF 102 mang gen bar, gen gusA và gen kháng glufosinat, thu được tần số chuyển gen ở thế hệ T0 là 1-3% [35]. Một nghiên chuyển gen vào đậy tương khác của Trần Thị Cúc Hòa với đích chuyển gen là nốt là mầm các giống đậu tương MTĐ 176, KL 202, Maverick, Williams 82 thông qua A.tumefaciens thu được hiệu suất chuyển gen là 1-5% [6], trong đó MTĐ 176 và KL202 là 2 giống đậu tương Việt Nam. Hy vọng rằng, trong tương lai nước ta có thể nâng cao diện tích trồng cây đậu tương biến đổi gen giúp tăng năng suất, tiết kiệm nước, đất, thuốc trừ sâu,…và có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi

Chương II - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN (Trang 29 -31 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×