Cây trồng biến đổi gen trên thế giới và việt nam

Một phần của tài liệu Khóa luận (Trang 28 - 29)

Trong những năm qua, các phương pháp biến nạp gen ở thực vật đã có rất nhiều tiến bộ. Hiện nay, các phòng thí nghiệm công nghệ gen đang bắt tay vào việc cải thiện các đặc điểm di truyền cho một số loài cây trồng có giá trị nhờ các công cụ của sinh học tế bào và sinh học phân tử. Trong một vài trường hợp đặc biệt (lúa, lúa mì, ngô, bông) các phương pháp biến nạp gen bị giới hạn bởi genotype. Một số các cây trồng quan trọng khác, cần thiết cho nhu cầu sử dụng của người dân ở các nước đang phát triển hiện cũng ít được chú ý.

- Trên thế giới:

Về tình hình trồng cây biến đổi gen trên thế giới, có thể nói diện tích trồng cây biến đổi gen đã tăng lên nhanh chóng, từ 1 triệu ha ở Mỹ năm 1996 đến tháng 12 năm 2009 đã tăng lên 134 triệu ha [20].

Trong năm 2009 vừa qua, diện tích trồng 4 loại cây biến đổi gen chủ lực là ngô, bông, đậu tương và cải dầu đã đạt mức kỷ lục trên toàn thế giới. Trong tổng số 25 nước trồng cây biến đổi gen có 16 nước đang phát triển và 9 nước công nghiệp. 8 nước đứng đầu danh sách ứng dụng cây biến đổi gen đều có diện tích trồng các giống cây này trên 1 triệu ha, trong đó lớn nhất là Hoa Kỳ (64 triệu ha), Braxin (21,4 triệu ha), Argentina (21,3 triệu ha), Ấn Độ (8,4 triệu ha), Canada (8,2 triệu ha), Trung Quốc (3,7 triệu ha), Paraguay (2,2 triệu ha) và Nam Phi (2,1 triệu ha). Tổng diện tích đất trồng cây biến đổi gen cộng dồn qua các năm từ 1996 đến 2009 đã đạt 949,9 triệu ha. Hàng tỷ tấn sản phẩm đã làm ra và tiêu thụ [35]. Đáng chú ý là gần 1 nửa diện tích đất trồng cây biến đổi gen trên thế giới (46%) nằm ở các nước đang phát triển. Diện tích này có tiềm năng vượt các nước công nghiệp trước năm 2015. Cây trồng biến đổi gen đang có những đóng góp rất to lớn cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và sẽ đóng góp lớn hơn trong tương lai [36].

Theo dự đoán của ISAAA đưa ra trong năm 2005, các ứng dụng cây biến đổi gen sẽ tăng gấp đôi vào năm 2015 so với năm 2006, cả về số nước trồng, diện tích trồng và số người trồng. Theo đó, tới năm 2015 sẽ có 40 nước, 20 triệu người dân trồng cây biến đổi gen trên 200 triệu ha . Trong thời gian tới sẽ có thêm nguồn cung

cấp các giống cây biến đổi gen mới một cách liên tục và không ngừng mở rộng, để đáp ứng nhu cầu trên toàn thế giới, đặc biệt là nhu cầu của các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Và đặc biệt là đậu tương, loại cây mang lại các giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế rất cao.

- Ở Việt Nam:

Hiện nay, nghiên cứu tạo giống cây trồng biến đổi gen vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Chỉ sau năm 2000, nước ta mới có một vài đề tài nghiên cứu đầu tiên về tạo giống cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, các loại cây biến đổi gen vẫn chưa được mở rộng gieo trồng ở Việt Nam, mà mới trong phạm vi phòng thí nghiệm và trồng thử nghiệm.

Năm 2005, Ban Bí Thư đã ra Chỉ thị số 50-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”, trong đó dự kiến đến năm 2011 nước ta sẽ trồng rộng rãi cây trồng biến đổi gen, đến năm 2020 diện tích cây biến đổi gen ở một số cây trồng chọn lọc sẽ chiếm 30-50% tổng diện tích.

Một phần của tài liệu Khóa luận (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w