Đầu tiên cho tàu chạy nhanh đến khu vực có nhiều cá thu đao thường xuất hiện, sau đó giảm dần tốc độ để dò tìm cá. Khi phát hiện ra nơi có cá thì chạy chậm lại và cho mũi tàu trôi ngược với chiều gió.
Khi này bật tất cả các đèn của hệ thống đèn xanh ở mạn không có lưới (mạn lôi cuốn cá) để thu hút cá đến gần tàu. Trong khi cá đang bắt đầu tập trung cao ở mạn đèn xanh, thì ở mạn làm việc (mạn có đặt lưới vó) bắt đầu thả lưới vó đến độ sâu cần thiết.
Tiếp đến tắt tất cả hệ thống đèn xanh, đồng thời bật hệ thống đèn đỏ ở mạn làm việc, cá sẽ từ mạn đèn xanh chuyển dần sang mạn đèn đỏ. Khi cá đã chuyển hết sang mạn làm việc, ta tiến hành thu lưới.
Để thu lưới, trước hết ta thu đồng loạt: giềng chì lên khỏi mắt nước; thu ngắn sào chống lại, thu 2 giềng hông ngắn lại để tạo thành túi lưới, cá sẽ bị giữ lại trong lưới, sau đó tiến hành bắt cá.
Để bắt cá, ta có thể dùng vợt hoặc bơm hút (nếu cá nhiều và nhỏ). Sau khi bắt cá xong ta tiến hành khai thác mẽ tiếp theo.
10.2.4 Nghề câu mực
Nghề câu mực ở ĐBSCL tập trung nhiều nhất ở các đảo Phú Quốc, Nam Du, Côn Sơn. Những năm gần đây các tỉnh ven biển ĐBSCL đều có các đội tàu câu mực tập trung về vùng Côn Sơn để khai thác đối tượng này.
a. Trang bị
Bộ phận chính của câu mực là ống câu (bao gồm dây câu) và đèn thắp sáng để lôi cuốn mực đến vùng sáng.
• Dây câu bằng cước, dài 20-30 m, đường kính 1,0-1,2 mm. Mỗi dây câu có thể buộc từ 1-3 lưỡi câu, cách nhau 2-3 m và có thể buộc kết hợp thêm với các chùm vãi kim tuyến.
• Lưỡi câu mực thường là loại lưỡi kép, không ngạnh, nhưng rất sắc, rất dễ móc vào đầu hoặc thân mực khi giựt dây câu.
- 73
• Nguồn sáng, thường là đèn măng-sông (nếu câu riêng rẽ trên các thúng câu hoặc xuồng nhỏ) hoặc từ ánh sáng điện nếu câu tập thể trên tàu thuyền lớn.
• Vợt xúc mực làm bằng lưới cước, có cán dài 50-100 cm. Độ sâu túi vợt khoảng từ 100-150 cm, đủ để giữ không cho mực thoát trở ra miệng lưới.