Dây câu (hay nhợ câu)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản tập 1 hà phước hùng (Trang 46 - 49)

4. Đâm, chĩa 5 Chụp 6 Câu

6.3.2 Dây câu (hay nhợ câu)

Dây câu nhằm giúp đưa mồi đến gần đối tượng câu. Yêu cầu đối với dây câu là:

Mãnh, bền chắc. Dây câu càng mãnh khả năng cá phát hiện ra dây càng khó, khi đó cá mạnh dạng ăn mồi và vướng câu. Dây câu cũng phải đảm bảo cường độ đứt cao khi cá lôi, kéo dây câu. Tùy từng đối tượng là cá lớn hay cá bé, có răng sắc hay không sắc mà chọn độ bền và cỡ dây cho phù hợp.

Màu sắc dây câu phải phù hợp với màu nước, không để cho cá phát hiện ra dây. Ở môi trường nước ao, ruộng thường trong và xanh nên chọn loại dây màu xanh nhạt. Ở biển có thể chọn màu dâu trắng. Còn ở sông nước phù sa, đụt thì có thể chọn màu dây câu tùy ý.

Chiều dài dây phải đủ dài để có thể đưa mồi đến gần đối tượng câu. Tùy theo khu vực câu ta có thể cố định chiều dài dây câu (buộc cố định vào dầu dây câu) hoặc tự động thả dài theo độ sâu (dây được quấn vào ống trục dây), dạng câu máy.

6.3.3 Lưỡi câu

Thực tế có rất nhiều dạng lưỡi câu (lưỡi đơn, lưỡi kép). Lưỡi câu thường được làm bằng thép hay hợp kim. Cấu tạo gồm ba phần cơ bản sau: Đốc câu, thân câu và ngạnh câu (H 6.1).

Đốc câu là nơi dùng để buộc dây câu. Đốc câu phải đảm bảo sao cho khi dây câu đã buộc vào đó rồi thì không thể bị duột ra khỏi lưỡi câu khi cá cắn câu và lôi kéo mồi. Ta có các dạng đốc câu sau (H 6.2): Ngạnh câu

H 6.1 - Cấu tạo lưỡi câu

Đốc câu

Thân câu

H 6.2 - các dạng đốc câu

Thân câu có dạng uốn thẳng, uốn lượn tròn, uốn thẳng dài, uốn gảy khúc và uống đặc biệt (lưỡi câu kép),... Yêu cầu đối với thân câu là phải dẽo, không gảy khi cá lôi kéo câu.

Ngạnh câu.Tùy theo đối tượng mà ta chọn lưỡi câu có ngạnh hay không. Nếu lưỡi câu không ngạnh thì phải thật sắc và nên kết hợp nhiều lưỡi (lưỡi câu cá đuối, câu mực).

Yêu cầu chung đối với lưỡi câu là: + Ngạnh phải cứng và sắc.

+ Độ lớn lưỡi phải phù hợp với đối tượng câu.

+ Lưỡi phải bền, dẻo và không gỉ sét trong quá trình làm việc với nước. Thực tế lưỡi câu thường được thấy dưới dạng lưỡi đơn và lưỡi kép sau: • Lưỡi đơn, ta có các dạng lưỡi đơn sau:

Lưỡi thân lệch Lưỡi hẹp thân

Lưỡi rộng thân Lưỡi thân bầu

Lưỡi kép, ta có các dạng lưỡi kép sau (H 6.4):

6.3.4 Chì câu

Chì trong nghề câu không nhất thiết phải có, nếu câu trên ruộng. Tuy nhiên nếu câu ở tầng sâu hoặc nơi có tốc độ dòng chảy mạnh thì cần phải có chì, nhằm đảm bảo cho mồi chìm đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu.

Trọng lượng của chì tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy, nếu chì nhẹ sẽ làm cho mồi trôi dạt, khó xuống đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu, nhưng nếu chì quá nặng sẽ khó phát hiện ra thời điểm cá cắn câu.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản tập 1 hà phước hùng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)