Vớiyêu cầu phân tích giá trị nhân đạo:Giáo viên cần hướng dẫn học sinh

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn đề tài kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 26 - 27)

- Để đoạn văn NLXH trở nên trở nên sinh động, hấp dẫn, cần có dẫn chứng phù hợp, xác thực.Học sinh nên lấy 1 – 2 dẫn chứng, đó phải là những dẫn chứng

b.Vớiyêu cầu phân tích giá trị nhân đạo:Giáo viên cần hướng dẫn học sinh

triển khai ý như sau:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.

- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: + Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. + Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. + Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.

- Đánh giá về giá trị nhân đạođối với sự thành công của tác phẩm - Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

2.2.Nêu cảm nhận về một đoạn trích trong tác phẩm đã học

Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận: bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác…Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng :

+ Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.

+ Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng

nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.

Giáo viên có thể đưa ra một dàn ý cách làm cho dạng đề này như sau:

Mở bài: - Giới thiệu tác giả (chú ý phong cách nghệ thuật); tác phẩm (chú ý xuất

xứ, hoàn cảnh ra đời); dẫn vào đoạn trích, nêu vấn đề nghị luận.

(Không cần chép hết cả đoạn văn trong đề bài, nên chép 3 – 4 từ, sau đó đặt dấu cách […] chép 3 – 4 từ cuối)

Thân bài:

- Tóm tắt đoạn trích trước đó (nếu có) - Cảm nhận đoạn văn:

Cần lưu ý:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn đề tài kinh nghiệm rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT (Trang 26 - 27)